Xử lý và Sử lý nghe có vẻ giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách nhận biết là gì? Và từ nào có nghĩa và đúng chính tả nhỉ? Hãy cùng Loan tìm hiểu và phân tích ngay sau đây.
Xử lý là gì?
“Xử lý” (động từ) chỉ một hoạt động nào đó phải giải quyết và hoàn thành
“Xử lý” là một từ có nghĩa trong từ điển Tiếng Việt.
Ví dụ: Xử lý vụ án, Xử lý hồ sơ, Xử lý công việc…
Các câu được dùng với từ “Xử lý”:
– Hôm nay tôi phải xử lý nốt bộ hồ sơ còn chưa hoàn thành.
– Các bộ ban ngành phải nhanh tay vào cuộc xử lý tình trạng ùn tắc giao thông.
– Cách xử lý khi có kẻ trộm xâm nhập là gì?
Nghĩa của từ “Xử lý” trong tiếng anh: Handle (Động từ), settle (Danh Từ)
Sử lý là gì?
“Sử lý” là một từ vô nghĩa và không nằm trong từ điển Tiếng Việt. Nếu tách 2 từ này ra với nhau thì từ đó có nghĩa: “Sử” và “Lý”.
Thật dễ dàng để phát âm và nhận biết khi 2 từ này đứng riêng biệt. Ví dụ cụ thể như:
“Sử”: Sử sách, Lịch Sử…
“Lý”: Lý do, Vật lý, Lý luận…
Cách phân biệt “S”, “X” sao cho đúng chính tả
Trong văn nói thì chữ “S” và “X” nghe có vẻ khá giống nhau nhưng trong văn viết thì lại hoàn toàn khác nhau về hình dáng chữ và ý nghĩa khi viết thành một từ.
Tất nhiên chúng ta cần phải có cách phân biệt khi sử dụng 2 chữ này.
Chữ “X” được dùng trong các tiếng có âm đệm. Ví dụ: xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng…
Chữ “S” chỉ được dùng trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soán, soạt, soạn, soạng, suất…
Lưu ý: 2 chữ “S” và “X” không bao giờ dùng trong 1 từ láy.
Để mà nói về cách sử dụng cụ thể nhất thì không có cách phân biệt kĩ càng. Quan trọng chúng ta phải đọc và tìm hiểu thêm là luyện bằng trí nhớ.
Cách phân biệt “I”, “Y” sao cho đúng chính tả
Chữ “I” và “Y” cách đọc giống nhau vậy ý nghĩa có giống nhau không? Bao giờ chúng ta dùng “I” (ngắn), bao giờ chúng ta dùng “Y” (dài)?
Sau đây là một số lưu ý:
Nếu đứng một mình thì dùng “Y”. Ví dụ: y tế, y phục…
Nếu đứng sau âm đệm u thì dùng “Y”. Ví dụ: suy ngẫm, quy tắc…
Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì dùng “Y”. Ví dụ: yên bình, yêu thương…
Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì dùng “I”. Ví dụ: im lặng, ít ỏi…
Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì dùng “I”. Ví dụ: chai lọ, hoa nhài…
Xử lý hay Sử lý đúng chính tả?
Đọc qua 2 từ Xử lí và Xử lý nghe có vẻ giống nhau vì là 2 từ đồng âm. Nhưng ý nghĩa có bị thay đổi? Hai từ này đều đúng chính tả nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng cho phù hợp.
Khi sử dụng từ “i” và “y’ khi đi sau các âm tiết “h, l, i, k…” thì cả “i” ngắn và ”y” dài đều được viết thành “y”. Ví dụ như: Hy hữu, lý lẽ, kỳ cựu…
Cách viết có các cách viết khác nhau nhưng cách đọc của 2 từ này vẫn còn đang là một ẩn số và gây tranh cãi từ trước đến nay. Cách viết 2 từ này khác nhau nhưng đều mang chung một ý nghĩa.
Vậy cho nên xử lý hay xử lí đều dùng được vì đều được công nhận khi viết. Chính vì vậy, chúng ta cứ sử dụng 2 từ này bình thường và dùng một cách phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
- Cục súc là gì? Cục súc hay cục xúc?
- Cẩu lương là gì? Ăn cẩu lương nghĩa là gì?