Nếu bạn muốn tạo blog hay website thì WordPress sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Với WordPress bạn có thể thiết lập các thiết kế website đơn giản mà không cần thành thạo quá nhiều chuyên môn liên quan đến lập trình web. Vậy WordPress là gì và sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org là như thế nào?
WordPress là gì?
WordPress là nền tảng xuất bản blog hoặc các website bằng cách sử dụng hai thành phần hỗ trợ là PHP và MySQL. WordPress có mã nguồn mở và thiết lập miễn phí hoàn toàn cho người dùng.
Thành phần
WordPress gồm các thành phần sau:
- WordPress Plugin: Được hiểu là một đoạn code được tạo nên nhằm mục đích gắn kết với code gốc WordPress, mỗi Plugin sẽ sẽ có một chức năng riêng giúp điều chỉnh các tính năng của WordPress.
- WordPress Template: Được đánh giá như bộ mặt của website hoặc blog, chúng chính là giao diện thể hiện ngoài của web. Với WordPress bạn có thể lựa chọn nhiều giao diện có sẵn trong thư viện.
- Widget: Thành phần có tính năng giúp người dùng thêm nội dung, các tính năng tiện lợi cho sidebar hay footer. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần kéo thả widget vào khu vực muốn điều chỉnh mà không cần thiết lập các mã code phức tạp.
Cấu trúc
WordPress có cấu trúc gồm:
- Dashboard: Bảng tóm tắt, quản lý thông tin dữ liệu, nơi cập nhập các thông tin mới nhất về bài viết, lượng truy cập.
- Updates: Nơi hiển thị các nội dung mới nhất.
- Posts: Quản lý các bài viết.
- Settings: thiết lập
- Plugins: Giúp quản lý các thành phần mở rộng.
- Categories: Danh mục.
- Appearance: Quản lý giao diện.
Ngoài ra, còn có các cấu trúc quản lý bài viết, bài đặt như Posts, All Posts, Add News.
Lịch sử hình thành của nền tảng WordPress
Năm 2003, Matt Mullegweg và Mike Little bắt đầu sự nghiệp bằng việc hình thành một nền tảng viết blog ban đầu với tên blog b2/cafelog. Sau đó, họ cùng nhau sáng tạo trên nền của blog ban đầu này và lần đầu tiên công bố phiên bản đầu của WordPress chính thức vào ngày 27/5/2003. Đến nay, WordPress đã phát triển lớn mạnh, trở thành biểu tượng trong các công cụ lập trình website.
Ưu nhược điểm của WordPress là gì?
Đánh giá những ưu nhược điểm của WordPress khi thiết kế website như sau:
Ưu điểm:
- Bạn không cần biết vận hành và lập trình web nhưng vẫn có thể thao tác để thiết kế website với WordPress.
- Website được tạo nên từ WordPress rất dễ dàng quản lý vì bố cục, cách sắp xếp khoa học, đã nghiên cứu đến thói quen của người sử dụng.
- Đây là một công cụ thiết kế website hoàn toàn miễn phí và tối ưu SEO.
- Về ngôn ngữ: WordPress hướng đến thị trường thế giới nên đây là công cụ đa ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ được thiết lập để bạn dễ dàng sử dụng.
Nhược điểm:
- Tính bảo mật của WordPress không được đánh giá cao.
- Cách cài đặt các thành phần như template và plugin khá dễ dàng. Nhưng vì chúng được phát triển bởi bên thứ 3 nên dễ xảy ra lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật.
- Một số giao diện có thời gian tải trang chậm.
WordPress.com và WordPress.org có gì khác nhau?
Có rất nhiều khác hàng nhầm lẫn giữa WordPress.com và WordPress.org. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là hai khái niệm khác biệt. Cùng tìm hiểu sự khác nhau ở các tiêu chí dưới đây:
WordPress.com là gì?
WordPress.com Là địa chỉ giúp bạn thiết lập trang web chạy trên chính nền tảng của WordPress.
WordPress.Org là gì?
WordPress.org Là nơi bạn có thể tải phần mềm, plugin của WordPress và cài đặt các nội dung trên chính thiết bị của mình.
So sánh WordPress.com và WordPress.Org
WordPress.com | WordPress.org | |
Yêu cầu khi sử dụng | Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản tại WordPress | Đòi hỏi bạn phải tài khoản lưu trữ web tại WordPress riêng biệt. |
Thời gian thiết lập | Sẽ mất khoảng 5 phút | Rất nhanh chỉ bằng một cú nhấp chuột |
Tải giao diện | Miễn phí với các giao diện có sẵn và có thể trả phí với các giao diện cao cấp hơn | Miễn phí hoàn toàn |
Tên miền | Tên miền cố định, muốn có tên miền riêng phải tốn phí | Miễn phí với tên miền riêng biệt |
Bạn có thể ghé thăm website của 2 trang này để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Có nên thiết kế website bằng WordPress không?
WordPress đã có lịch sử hình thành và phát triển gần 18 năm hoạt động. Số lượng khách hàng tin dùng WordPress để sản xuất ra các blog, website chuyên nghiệp là một con số khổng lồ.
Để có những thành tựu lớn như vậy, WordPress đã nỗ lực mang đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng như:
- Liên tục thay đổi chủ để, plugin với tính năng phổ biến giúp thu hút người dùng hiệu quả.
- WordPress tạo được tính chất phổ biến cho nền tảng của mình do có tính ứng dụng cao với đa số người dùng trên thế giới, kể cả những người không cần hiểu biết quá nhiều về lập trình.
- WordPress có mã nguồn mở và được xây dựng miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể truy cập.
- Thiết kế website trên WordPress với các tính năng thân thiện SEO giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
- Giao diện của WordPress rất thân thiện, khoa học, dễ dàng quản lý các bài viết.
- Số lượng người dùng của cộng đồng WordPress rất lớn, bạn hoàn toàn có thể được hỗ trợ khi có những khó khăn, vướng mắc từ chính cộng đồng này.
Với những ưu điểm và lợi ích như trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn WordPress làm nền tảng để thiết lập website cho mình. Cá nhân mình cũng đang sử dụng nền tảng này.
Tham khảo: Thuê hosting giá rẻ ở đâu?
Những website nổi tiếng nào đang dùng WordPress?
Dưới đây là một số website nổi tiếng được tạo lập từ chính WordPress:
- The New Yorker: Đây là một trong những tạp chí chuyên viết về các mảng bình luận, phóng sự, châm biếm,.. hàng đầu tại Hoa Kỳ. Website chính thức của tạp chí này được vận hành bởi WordPress.
- TechCrunch: Đơn vị xuất bản chuyên phân tích các nội dung, tin tức liên quan đến mảng công nghệ được đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, website của chúng được xây dựng từ nền tảng wordpress.
- Website của Nhà Trắng.
- Sony Music: Website của công ty chuyên về sản xuất đĩa hát, bài hát hàng đầu thuộc hãng công nghệ Sony, Nhật Bản.
Với những thông tin về WordPress là gì? WordPress.com và WordPress.org có gì khác nhau? Hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích về hệ thống mã nguồn mở được ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Theo đó, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể sử dụng WordPress.com hay WordPress.org để xuất bản website phù hợp cho doanh nghiệp của mình.