Câu hỏi:
Vùng núi đông bắc có vị trí?
A. Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.
B. Nằm giữ sông Hồng và sông Cả.
C. Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
D. Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Đáp án đúng A.
Vùng núi Đông Bắc có vị trí nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng, với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảm, mở ra về phía bắc và phía đông, đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
Địa hình núi chia thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
– Vùng núi Đông Bắc:
+ Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảm, mở ra về phía bắc và phía đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng, theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,…
+ Đại hình Đông Bắc cũng thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy, giáp biên giới Việt- Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.
– Vùng núi Tây Bắc:
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc- đông nam.
+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt- Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipang (3143m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+ Ở giữa thấp là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vui từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những dồi núi đá vôi ở Ninh Bình-Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: Sông Đà, sông Mã, sông Chu.
– Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ)
+ Giới hạn: Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, hướng Tây Bắc – Đông Nam; Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
+ Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
– Vùng núi Trường Sơn Nam:
+ Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
+ Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 – 800 – 1000m.
Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:
– Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
– Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.