Sau đây là những quy tắc và mẹo sử dụng vần “tr” và “ch” kèm những khái niệm từ vựng đúng nhất để bạn dễ dàng phân biệt trú trọng hay chú trọng là đúng chính tả. Mỗi vùng miền đều có giọng nói đặc trưng khác nhau nhưng nên chú ý trong văn viết chúng ta phải viết đúng và chuẩn tiếng phổ thông.
Trú trọng là gì?
“Trú” là trú ẩn, trú nấp.
“Trọng” là trọng điểm, quan trọng.
Nếu ghép 2 từ này với nhau sẽ không có ý nghĩa. Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy “trú trọng” là từ không nằm trong từ điển Tiếng Việt.
Chú trọng là gì?
Để hiểu được nghĩa của từ này, ta sẽ phân tích từng từ rồi ghép lại với nhau xem có đúng không.
“Chú” là chú ý.
“Trọng” là quan trọng, trọng tâm.
“Trú trọng” là tính từ thể hiện sự chú ý, chú tâm vào một việc rất quan trọng. Hiểu theo nghĩa khác “trú trọng” là hết sức coi trọng.
Ví dụ: Chúng ta nên chú trọng vào vấn đề tiêm vacxin cho người dân.
Cách phân biệt chính tả của từ trú trọng và chú trọng
Để phân biệt chính tả của 2 từ này thì phải có những ví dụ cụ thể để mọi người có thể hiểu dễ dàng nhất.
Xét theo ý nghĩa của từ thì “chú trọng” là từ có ý nghĩa và đúng chính tả. Có thể cách phát âm mỗi nơi một khác nhưng nếu trong văn viết sử dụng từ “trú trọng” là hoàn toàn sai.
Một số ví dụ cụ thể về phân biệt chính tả trú trọng hay chú trọng.
Vấn nạn bạo lực học đường được nhà trường đặc biệt quan tâm và “trú trọng”. (Đáp án sai).
Bảo vệ môi trường là vấn đề cần được “chú trọng” đến. (Đáp án đúng).
Các em cần “chú trọng” ôn những bài sau để thi học kỳ. (Đáp án đúng).
Anh ấy rất “trú trọng” về vẻ bề ngoài của mình. (Đáp án sai).
Quy tắc sử dụng vần “tr” và “ch” trong Tiếng Việt
Ngoài những khái niệm và ví dụ chúng ta cũng phải hiểu những quy tắc, cách sử dụng vần “tr” và “ch” để tránh những lỗi chính ta không đáng có.
Trong Tiếng Việt:
Những từ có thanh dấu “ngã”, “nặng”, “huyền” thường được đi liền với vần “ch”.
Trong Hán Việt:
Những từ có thanh dấu “ngã”, “nặng”, “huyền” thường được đi liền với vần “tr”.
Những từ có nguyên âm “a”, “o”, “ơ”, “ư” đa số sẽ đi liền với vần “tr”. Ví dụ: trạch, trá, trữ, trực, trá, trọc, trợ,…
Những từ có nguyên âm “ư” rất ít từ đi cùng với vần “ch”. Ví dụ: chư, chức, chương, chướng, chứ, chưởng.
Trú trọng hay chú trọng thoạt nhìn thì phát âm có vẻ khá giống nhau nhưng nó không cùng một ý nghĩa đâu nhé. Bài viết đã nêu ra những quy tắc sử dụng vần “tr”, “ch” cùng những khái niệm, ví dụ cụ thể để bạn không bị mắc những lỗi sai chính tả không đáng có.