Tiểu sử nghệ sĩ Lệ Thủy cùng với các thông tin chi tiết về sự nghiệp và đời tư sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tiểu sử nghệ sĩ Lệ Thủy lý lịch chi tiết đầy đủ?
Nữ nghệ sĩ cải lương gạo cội của Việt Nam
- Nghệ sĩ Lệ Thủy tên thật là gì: Trần Thị Lệ Thủy.
- Nghệ sĩ Lệ Thủy sinh năm bao nhiêu: 20/05/1948.
- Nghệ sĩ Lệ Thủy hiện bao nhiêu tuổi: 73 tuổi (2021).
- Nghệ sĩ Lệ Thủy cầm tinh con giáp gì: con Chuột (Mậu Tý).
- Nghệ sĩ Lệ Thủy thuộc cung hoàng đạo gì: cung Kim Ngưu.
- Nghệ sĩ Lệ Thủy quê ở đâu: Vĩnh Long.
- Nghệ sĩ Lệ Thủy cao bao nhiêu: Đang cập nhật.
- Nghệ sĩ Lệ Thủy cân nặng: Đang cập nhật.
Nghệ sĩ Lệ Thủy là ai?
Lệ Thủy là một trong những nghệ sĩ cải lương gạo cội trong làng nhạc Việt Nam. Không chỉ được đánh giá cao bởi giọng ca vàng của mình, bà còn được khen ngợi ở phong cách bình dị.
Các vai diễn để đời của nữ nghệ sĩ có thể kể đến: Tô Ánh Nguyệt vở Tô Ánh Nguyệt, Lan vở Lan và Điệp, Mai Đình vở Hàn Mặc Tử, Lỗ Tứ Phượng vở Lôi Vũ, Kim Anh vở Đời cô Lựu… hay Tây Thi, Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan trong những vở diễn cùng tên.
Năm 1964, Lệ Thủy nhận Huy chương vàng Triển vọng giải Thanh Tâm đánh dấu bước thành công đầu tiên trong sự nghiệp. Đến năm 2012, bà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho những đóng góp của mình cho nền nghệ thuật.
Nghệ sĩ Lệ Thủy có sự nghiệp như thế nào?
Từ nhỏ, bà đã theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh kiếm sống. Năm 10 tuổi, trong một lần ca vọng cổ thì nghệ sĩ nghiệp dư Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên nghe được nên đã mời bà tham gia. Tại đây, nữ nghệ sĩ đã được gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội.
Sau đó, bởi nhiều lý do khác nhau và cũng không thể tiếp tục đến trường do không có khai sinh, Lệ Thủy đã phải đi kiếm việc sớm để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (Biên Hòa, Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má.
Bắt đầu từ việc ngâm thơ hậu trường cho đến đóng những vai kép con trên sân khấu Trâm Vàng. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời đi để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát.
Tại sân khấu này, cô đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi và viết cho nhiều kịch bản đưa Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.
Sau này, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3 và nữ nghệ sĩ cũng chuyển sang đây hoạt động. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên sau đó và trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
Bà trở thành hát chính khi mới 15 tuổi
Năm 1975, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công Thành phố Hồ Chí Minh qua các vở diễn Cây sầu riêng trổ bông, Tiếng sóng Rạch Gầm, Khi bình minh trở lại, …
Tháng 2 năm 1984, Lệ Thủy được vinh dự tham gia Đoàn nghệ sĩ lưu diễn Tây Âu cùng với nghệ sĩ Bạch Tuyết, Diệp Lang, Ngọc Giàu, Minh Vương, … với các vở diễn Đời cô Lựu, Câu thơ yên ngựa, … Báo chí thời đó gọi là “đem chuông đi đánh xứ người” đầu tiên sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Những năm đầu 1990 thì Lệ Thủy chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực video cải lương. Một số vở cải lương từng gắn với tên tuổi bà khi hát ở đoàn Kim Chung 5 trước năm 1975 cũng được quay video.
Sau thập niên 1990, nữ nghệ sĩ thường xuyên đi lưu diễn ở các tỉnh miền Tây và đem tiếng hát của mình gần hơn với khán giả nông thôn.
Do sự thay đổi của thời đại nên sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà bà cùng Diệp Lang và Minh Vương thành lập chương trình “Những dấu ấn không phai” trực thuộc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Tại đây quy tụ các nghệ sĩ tham gia biểu diễn các vở tuồng kinh điển ngày xưa như Giấc mộng đêm xuân, Tình mẫu tử, Một ngày làm vua, Đêm giao thừa,… Được biết thì doanh thu từ những chương trình này dành vào cho hoạt động xây tặng nhà tình thương
Đến nay, “Sân khấu vàng” do Lệ Thủy và Minh Vương thành lập đã dựng các vở diễn như Sông dài, Lá sầu riêng, Một ông hai bà, Đêm lạnh chùa hoang,… và đã trao tặng hơn 30 căn nhà tình thương cho các gia đình khó khăn.
Hiện tại, Lệ Thủy vẫn cộng tác thường xuyên với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang trong các chương trình biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia đi show ở các tỉnh thành.
Nghệ sĩ Lệ Thủy hiện giờ ra sao?
Trong một bài phỏng vấn ở tuổi 72, Lệ Thủy chia sẻ là đang có cuộc sống viên mãn bên cạnh chồng và các con cháu. Bà bảo chưa bao giờ đặt tâm thế mình là một người nghệ sĩ khi làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài, có giai đoạn cái tên Lệ Thủy nổi tiếng đình đám nhưng khi đã bước vào thềm nhà bà bỏ hết những điều đó sau gót chân.
Lệ Thủy chia sẻ: “Tôi nghĩ vợ chồng trong một cuộc hôn nhân như một tổ chim. Trong đó, người vợ phải biết vun vén, có trách nhiệm chăm lo gia đình thì cái tổ ấm ấy mới được lâu dài. Điều quan trọng nhất, theo tôi, người vợ nên đặt vị trí của mình thấp hơn chồng một chút”.
Nữ nghệ sĩ vẫn đi hát ở tuổi 73 để phục vụ khán giả
Được biết thì bên cạnh căn bệnh gai cột sống, thỉnh thoảng trái gió trở trời bị đau nhức thì bà cũng bị tim mạch hay mấy căn bệnh người già khác. Khi càng lớn tuổi thì sức khỏe cũng càng yếu nên bà cũng không chủ quan.
“Nhìn lại đời mình, tôi thấy vinh hạnh vì từ khi sinh ra, lớn lên và già đi như hiện tại đều được sống trong tình thương của khán giả. Tôi trân trọng những tình cảm đó nên dù xa xôi, cực khổ thế nào cũng ráng lặn lội đi để gặp gỡ khán giả của mình, hát cho họ nghe”, nữ nghệ sĩ tâm sự.
Nghệ sĩ Lệ Thủy đã có gia đình chưa?
Theo thông tin có được thì Lệ Thủy lập gia đình vào năm 1973 với một cử nhân kinh tế. Không có tên tuổi người chồng nhưng cả hai đến nay đã có 3 con.
Người con trai thứ hai của bà sau khi tốt nghiệp đại học ở Úc đã về Việt Nam làm ca sĩ với nghệ danh Dương Đình Trí. Năm 2009, Dương Đình Trí tổ chức liveshow Bước chân hai thế hệ nhân dịp sinh nhật lần thứ 61 của mẹ mình.
Nghệ sĩ Lệ Thủy có dùng mạng xã hội không?
- Nghệ sĩ Lệ Thủy có dùng instagram: Đang cập nhật.
- Nghệ sĩ Lệ Thủy có dùng facebook: Đang cập nhật.
Nghệ sĩ Lệ Thủy và Minh Vương
Minh Vương – Lệ Thủy được biết đến là một bộ đôi nghệ sĩ cải lương ăn khách của Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ thì họ đã gắn bó và đồng hành cùng nhau gần 50 năm sự nghiệp.
Nhắc đến họ, nhiều người không quên những vai diễn để đời trong các vở tuồng: Máu nhuộm sân chùa, Nửa đời hương phấn, Đêm lạnh chùa hoang, Tô Ánh Nguyệt… Đặc biệt bài vọng cổ Bánh bông lan, một trong những sản phẩm đầu tay của cặp đôi vẫn còn dư âm trong lòng khán giả.
Được biết, cả hai bén duyên và bắt đầu kết hợp khi nghệ sĩ Minh Vương gia nhập đoàn Kim Chung năm 1965. Đáng chú ý, thời điểm đó ông mới 14 tuổi cộng thêm vóc dáng khá nhỏ bé, trông không hợp khi hát cùng nghệ sĩ Lệ Thủy nên đã giao cho hai người thủ vai mẹ con dù tuổi đời đồng trang lứa.
Cặp đôi vàng của làng nhạc cải lương
Khi chia sẻ về điều này, Lệ Thủy cười: “Hồi ổng đóng vai con tôi thấy rất lỡ cỡ. Vai con, người ta chỉ từng 10 tuổi thôi mà ông này 14 tuổi rồi. Ổng đứng ngang vai tôi, mà lúc đó tôi đóng vai nhà nghèo nên đâu thể mang giày cao gót. Thế là trông hai mẹ con cứ xấp xỉ nhau”.
Sau này, tên tuổi cả hai bắt đầu phủ sóng rộng rãi và được các hãng đĩa Việt Nam mời thâu nhiều vở cải lương như: Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan, Chung Vô Diệm,… cùng loạt bài tân cổ giao duyên.
Cơn sốt này tiếp tục kéo dài qua các thời kỳ và cả hai còn được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam năm 2008 với danh hiệu “Đôi nghệ sĩ đóng chung với nhau lâu năm và ăn ý nhất Việt Nam”.
Như vậy là bài viết về tiểu sử nghệ sĩ Lệ Thủy đến đây là kết thúc. Chúng tôi sẽ nhanh chóng cập nhật khi có thêm những thông tin mới liên quan về bà.