Nếu như trong trường hợp hỏa hoạn chúng ta loay hoay không biết xử lý như nào? Tiêu lệnh chữa cháy luôn được dán cùng với nội quy chữa cháy trên những bình xịt phòng hỏa hoạn. Vậy bạn đã thuộc lòng và hiểu hết nội dung và ý nghĩa của các bảng tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy chưa?
Hãy trang bị cho mình những kiến thức này để khi xảy ra trường hợp bất chắc chúng ta có hướng giải quyết thật bình tĩnh nhé.
Tiêu lệnh chữa cháy là gì?
Tiêu lệnh chữa cháy là các bước hướng dẫn cơ bản nhất và những lưu ý khi xảy ra trường hợp hỏa hoạn giúp chúng ta có thể giải quyết một cách nhanh gọn tránh những nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Kích thước của bảng tiêu lệnh chữa cháy.
Bảng tiêu lệnh chữa cháy được thiết kế với hình ảnh trực quan, chữ màu vàng hoặc trắng trên nền đỏ. Các Bảng tiêu lệnh chữa cháy có nhiều kích thước khác nhau nhưng kích thước tiêu chuẩn của bảng tiêu lệnh chữa cháy bao gồm:
Kích thước bảng tiêu lệnh chữa cháy: 44cm x 32cm
Kích thước bảng cấm lửa: 40cm x 18cm
Kích thước bảng cấm hút thuốc: 40cm x 18cm
Bảng tiêu lệnh chữa cháy bao gồm những nội dung gì?
Bảng tiêu lệnh chữa cháy đúng tiêu chuẩn sẽ gồm có 4 nội dung như sau:
- Khi có xảy ra cháy nổ thì cần phải hoạt động gấp
- Cúp cầu dao điện ngay khi gặp cháy nổ
- Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa
- Gọi điện 114 đến đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp
Bảng nội quy phòng cháy và chữa cháy bao gồm những nội dung gì?
Điều I: Phòng cháy chữa cháy chính là nghĩa vụ của mỗi công dân
Điều II: Mỗi công dân cần phải tích cực đề phòng không để cháy nổ xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để kịp thời chữa cháy khi cần.
Điều III: Cần phải thận trọng trong việc dùng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ độc hại, đồng thời tuân theo các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Điều IV: Cấm câu mắc và sử dụng điện tùy tiện. Sau giờ làm việc phải tắt các thiết bị điện khi không dùng đến, chú ý đèn điện, quạt điện, bếp điện trước khi ra về. Chú ý không để hàng hóa, vật tư áp sát vào bóng đèn, bếp điện. Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định kỹ thuật, an toàn trong sử dụng điện.
Điều V: Vật tư hàng hóa phải được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết. Không nên dùng khóa mở nắp bình xăng và các chất dung môi dễ cháy bằng sắt, thép.
Điều VI: Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, hay ở những nơi chứa nhiều chất dễ cháy, khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều VII: Trên các lối đi lại, đặc biệt là tại các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật.
Điều VIII: Đơn vị hoặc cá nhân nào có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng. Đối với những người nào vi phạm các quy định trên thì tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà bị xử lý từ thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo quy định của pháp luật hiện hành
Nên đặt vị trí bộ phòng cháy và chữa cháy ở đâu?
Các bộ phòng chữa cháy rất quan trọng và cần dùng nếu xảy ra việc khẩn cấp, hỏa hoạn như các khu vực đông dân cư, các xí nghiệp, công ty, trường học, các khu vực xung quanh đường rừng..
Bảng tiêu lệnh chữa cháy nên treo ở nơi dễ quan sát không quá thấp và cũng không quá cao khuất tầm nhìn. Bảng tiêu lệnh chữa cháy rất dễ di chuyển, gọn nhẹ dễ dàng treo móc hoặc có thể hãy đóng vào tường kiên cố.
An toàn nhất là nên bổ sung các dụng cụ, bộ phòng cháy chữa cháy xung quanh như: bình cứu hỏa, bảng nội quy, chuông báo cháy…
Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về tiêu lệnh chữa cháy là gì để bảo vệ cho mọi người trong trường hợp rủi ro nhất nhé. Và đừng quên chuẩn bị những bộ phòng cháy chữa cháy cho căn nhà mình sống vì nó rất cần thiết. Mong rằng bài viết này sẽ được bạn chia sẻ đến bạn bè, những người xung quanh.