ToPhuongLoan.Com
  • Khóa học
    • Khóa học đầu tư Crypto
    • Top 5+ khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
    • 9+ Khóa học Marketing Online
    • Khóa học Thiết kế đồ họa Online Ngắn hạn
    • [Share] Khóa học Online miễn phí!
    • Khoá học Quảng cáo Facebook từ A đến Z
  • Web Marketing
  • Khỏe Đẹp
  • Văn hóa Xã hội
  • Khóa học
    • Khóa học đầu tư Crypto
    • Top 5+ khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
    • 9+ Khóa học Marketing Online
    • Khóa học Thiết kế đồ họa Online Ngắn hạn
    • [Share] Khóa học Online miễn phí!
    • Khoá học Quảng cáo Facebook từ A đến Z
  • Web Marketing
  • Khỏe Đẹp
  • Văn hóa Xã hội
No Result
View All Result
ToPhuongLoan.Com
No Result
View All Result

Tích hợp việc chơi với các nguyên liệu mở vào chương trình mầm non – Trung Tâm Phát Triển Giáo Dục Cộng Đồng Nguồn Sáng

Phương Loan by Phương Loan
23 Tháng Sáu, 2022
in Tổng hợp
0

BBT: Mọi đứa trẻ đều có một sức mạnh “tiềm ẩn” và vô giá về tìm tòi và sáng tạo. Tuy nhiên, sự sáng tạo này lại là một khái niệm hoàn toàn khác với sáng tạo của người trưởng thành. Nói một cách rõ ràng hơn, tiềm năng của trẻ em chính là khám phá, mô phỏng, bắt chước, tò mò, thay vì phải chủ ý tạo ra cái mới, sự khác biệt. Chính vì vậy, việc cho trẻ học từ những nguyên liệu mở đã dần chứng minh được hiệu quả trong những năm gần đây.

Vậy, nguyên liệu mở là gì? Phương pháp này giúp ích gì cho trẻ trong quá trình tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh? Cùng FLC tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!

————-

Bài viết liên quan

Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows

Ảo hóa là gì? Tại sao bạn nên sử dụng công nghệ này?

Lệnh Fsutil resource trong Windows

Trẻ em sử dụng những quả thông, đồ chơi cũ và nhiều thứ khác trong trò chơi với các nguyên liệu mở, nhưng điều quan trọng là chúng cũng có cơ hội chơi với những đồ vật lớn hơn trong môi trường học tập và định hình nó theo sự tưởng tượng cá nhân của chúng.

Năm 1971, kiến trúc sư Simon Nicholson đã viết một bài báo cho tạp chí Kiến trúc Cảnh quan với tựa đề “Làm thế nào để không lừa dối trẻ em: Lý thuyết về trò chơi với các nguyên liệu mở”. Một khía cạnh chính trong suy nghĩ của tác giả Nicholson đó là “tất cả trẻ em đều thích tương tác với các biến tố, chẳng hạn như vật liệu và hình dạng; mùi và các hiện tượng vật lý khác, chẳng hạn như điện, từ tính và trọng lực; các môi trường như khí và chất lỏng; âm thanh, âm nhạc và sự chuyển động; các tương tác hóa học, nấu nướng và lửa; và những người khác, các loài động vật, thực vật, từ ngữ, khái niệm và ý tưởng khác. Với tất cả những điều này, tất cả trẻ em đều thích chơi đùa, thử nghiệm, khám phá, phát minh và lấy làm thích thú”.

Trong gần 50 năm kể từ khi bài báo này được xuất bản, ý tưởng đã dần phát triển và ngày càng nhiều nhà giáo dục mầm non đã biến lý thuyết của kiến trúc sư Nicholson trở thành trung tâm của các chương trình dựa trên trò chơi của họ.

Lý thuyết nảy sinh từ kiến trúc thật hấp dẫn: Theo một cách nào đó, nó giống với công trình của Loris Malaguzzi, người sáng lập phương pháp giáo dục Reggio Emilia, người đã giả định rằng trẻ em có ba người thầy: người lớn, những đứa trẻ khác, và môi trường – lĩnh vực kiến trúc. Như tác giả Nicholson đã viết: “Trong bất kỳ môi trường nào, cả mức độ phát minh, sáng tạo và khả năng khám phá đều tỷ lệ thuận với số lượng và hình thức biến tố trong đó”.

Tác giả Nicholson không chỉ nói về thời thơ ấu, mà còn nói về môi trường giáo dục nói chung. Ông kể đến sân chơi và lớp học, cũng như những địa điểm dành cho mọi lứa tuổi, chẳng hạn như bảo tàng và thư viện. Ý tưởng lớn của ông đó là chúng ta có nhiều sáng kiến và sáng tạo nhất khi chúng ta được phép xây dựng, vận dụng và nói cách khác là ‘chơi đùa’ với môi trường xung quanh chúng ta, lập luận rằng khi chúng ta giao việc thiết kế không gian cho các chuyên gia, chúng ta thực sự loại trừ trẻ em (và người lớn) khỏi phần quan trọng và thú vị nhất của tiến trình này. Chúng ta đang, sử dụng cách diễn tả của tác giả, “đánh cắp” điều đó từ bọn trẻ.

TRÒ CHƠI VỚI CÁC NGUYÊN LIỆU MỞ ĐỀ CẬP NHIỀU HƠN ĐẾN CÁC NGUYÊN LIỆU TÁI CHẾ

Ngay cả khi chúng ta không áp dụng một cách có ý thức lý thuyết về việc chơi với các nguyên liệu mở, mọi chuyên gia về giáo dục mầm non, ngay cả những người làm việc trong môi trường có kết cấu rõ ràng, đều nhận thức vấn đề về khả năng phát minh và sáng tạo này là chính xác. Chẳng hạn, không ai trong chúng ta muốn tạo ra một cấu trúc khối cho bọn trẻ và mong đợi chúng học được bất cứ điều gì chỉ bằng cách nhìn và nghe chúng ta giảng. Chúng ta biết bọn trẻ phải cầm những khối đó trong tay, phải vừa lắp vào vừa tháo ra, phải thực hành, thử nghiệm và vận dụng. Chúng ta cũng biết rằng việc vui chơi, và do đó việc học của trẻ, được mở rộng khi chúng ta bổ sung thêm nhiều nguyên vật liệu hơn và đa dạng hơn vào môi trường học tập của chúng.

Lý thuyết về ‘loose parts’ (những thứ có thể di chuyển được, có thể tái thiết kế được, có thể lắp được vào với nhau) áp dụng nguyên tắc xây dựng đó cho toàn bộ môi trường, khuyến khích chúng ta từ bỏ ý tưởng về môi trường học tập được cho là như thế nào và thay vào đó lấp đầy nó bằng các biến tố — những thứ có thể chuyển động, thao tác và vận chuyển.

Điều quan trọng cần nhớ là lý thuyết của Nicholson tiếp tục là một lý thuyết cấp tiến, ngay cả khi các khía cạnh của nó trở nên chính thống hơn. Điều này không chỉ đơn giản là những ống giấy vệ sinh và những chiếc kẹp quần áo. Nó không chỉ là những chiếc lốp xe cũ, những chiếc pallet vận chuyển và những tấm ván gỗ. Về cốt lõi, lý thuyết về ‘loose parts’ là lý thuyết về sự bình đẳng, về tính tự quản, quyền và trách nhiệm của các cá nhân và các nhóm đến với nhau để định hình thế giới của họ theo tầm nhìn của riêng họ.

Thế giới luôn là của chúng ta để chúng ta định hình nó, và khi chúng ta không định hình nó, nó đang định hình chúng ta. Cái nhìn sâu sắc của Nicholson là môi trường của chúng ta thường là một hình thức của sự độc tài, một môi trường đang hạn chế thay vì mở rộng khả năng của chúng ta. Khi các nhà giáo dục làm việc với “người thầy thứ ba”, điều quan trọng là chúng ta phải ghi nhớ điều này và luôn tự hỏi bản thân rằng: “Điều này có đang đánh cắp niềm vui của trẻ hay không?”. Bởi vì việc chơi với các nguyên liệu mở đã trở thành xu hướng chính của giáo dục mầm non, chúng ta cần nhớ đặt ra câu hỏi cốt lõi này.

Tôi rất vui vì khái niệm chơi với các nguyên liệu mở đã gây bão thế giới mầm non trong vài năm qua. Dường như không một ngày nào trôi qua mà tôi không khám phá ra một trang web dành riêng cho đề tài về việc chơi với các nguyên liệu mở, hoặc một hội thảo về các nguyên liệu mở dành cho giáo viên hoặc một cuốn sách mới sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nó. Tất nhiên, đó là một ý tưởng có trước Nicholson, xuất hiện từ khi trẻ em ra đời, một ý tưởng đã từng được ngụ ý trong cách hiểu tiêu chuẩn của chúng ta về hoạt động vui chơi: Khi để mặc trẻ em tự chơi đùa, chúng có xu hướng nhặt bất cứ thứ gì có trong tầm tay và nghịch ngợm với những thứ đó. Nhưng trong kỷ nguyên hiện đại, chúng ta chủ yếu sử dụng những đồ chơi được sản xuất dành riêng cho trẻ em làm trung tâm xoay quanh trò chơi của chúng.

Trẻ em tiếp tục chơi với những thứ có thể tái thiết kế hay lắp ráp được – một số trong số đó là những đồ chơi này, bị hư hỏng, bị sửa đổi, hoặc khác nữa – nhưng người lớn chúng ta đã không biết đến điều đó. Và khi đồ chơi trở nên rẻ hơn, nhà cửa và các lớp học của chúng ta trở nên tràn ngập những thứ đồ chơi đó. Nhưng ngay cả giờ đây, trẻ em vẫn tiếp tục việc chơi với các nguyên liệu mở, thường phớt lờ những đồ chơi thực tế. Ai trong chúng ta đã chẳng nói bông đùa rằng bọn trẻ thích những chiếc hộp đi kèm với đồ chơi hơn chính đồ chơi?

CÁC NGUYÊN LIỆU MỞ HIỆN HỮU MỌI NƠI VÀ MIỄN PHÍ

Vâng, vì vậy tôi rất vui vì có sự chú trọng mới vào tính chất mở của những thứ như những viên đá, những chiếc que và những quả thông, của những ống giấy vệ sinh và những chiếc hộp đựng kẹo bạc hà và những chiếc hộp đựng sữa chua, của những chiếc lốp xe cũ, những tấm ván gỗ và những chiếc máng xối. Nhưng tôi lo ngại rằng trong quá trình chơi với các nguyên liệu mở, chúng ta đang tập trung quá nhiều vào các nguyên liệu nhưng lại không chú trọng vào trò chơi. Tôi lo ngại khi nghe giáo viên quá chú trọng về việc thu dọn các nguyên liệu của họ, luôn kè kè bên cạnh các em kẻo chúng làm hư hỏng, sử dụng sai cách hoặc làm mất những nguyên liệu đáng giá.

Những đứa trẻ tôi đã từng giảng dạy luôn tham gia vào trò chơi với các nguyên liệu mở, nhưng tôi hiếm khi sử dụng thuật ngữ này — tôi thường chỉ gọi nó là những đồ vật bỏ đi hoặc có thể là những thứ vụn vặt. Dù nó được gọi là gì, yếu tố quan trọng là chúng ta không phải trả tiền cho những thứ đó và không lo ngại rằng chúng sẽ bị hư hỏng, bị sử dụng sai mục đích hoặc bị lạc mất. Hầu hết những gì bạn sẽ tìm thấy trên sân chơi của chúng ta đều có thể nhặt nhạnh từ đâu đó hoặc từ nhà để xe, gác xép và từ thùng rác tái chế của các gia đình giữ lại cho con của họ. Tôi thường nói rằng một trong những chức năng của trường mầm non không phải là sử dụng những thứ đồ rác rưởi mà là sử dụng những thứ có thể tái chế được. Chúng ta vẫn có đồ chơi xung quanh, nhưng hầu hết chúng đã bị hư hỏng theo một cách nào đó – ô tô bị mất bánh, búp bê bị mất đầu và các quả bóng bị méo mó. Những thứ đồ chơi này cho thấy “óc phát minh và sáng tạo” như tác giả Nicholson đã lưu ý.

Chúng ta không cần phải đi mua sắm những thứ này và cũng không cần “dạy” trẻ cách làm thế nào để chơi với những thứ ấy. Thế giới của chúng ta đã có quá nhiều những thứ có thể tái thiết kế hay lắp ráp được. Các thùng rác tái chế chứa đầy những thứ này, khu vực nhà kho của các gia đình thì chật chội. Một món đồ chơi bị hỏng thường tốt hơn nhiều so với một món đồ chơi mới. Đơn giản là chúng ta có thể chuẩn bị sẵn những thứ bỏ đi và sẵn sàng cho những trò chơi của trẻ. Đây là cách chúng ta đảm bảo rằng chúng ta không đánh cắp niềm vui, và do đó có cơ hội học hỏi, từ những đứa trẻ.

Tác giả: Tom Hobson

Nguồn: Integrating Loose Parts Play in a Preschool Program

Biên dịch: Hoàng Bá Cao

Bạn thấy bài viết thế nào?

Phương Loan

Phương Loan

Xin chào, mình là Phương Loan (Loan Writer),
Mình ở đây để chia sẻ với bạn những Khóa học Online hữu ích, những cuốn sách hay và mã giảm giá mới nhất! Cám ơn bạn đã ghé thăm và chúc bạn sẽ có những phút giây thật ý nghĩa!

Related Posts

Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows
Tổng hợp

Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows

5 Tháng Bảy, 2022
Ảo hóa là gì? Tại sao bạn nên sử dụng công nghệ này?
Tổng hợp

Ảo hóa là gì? Tại sao bạn nên sử dụng công nghệ này?

5 Tháng Bảy, 2022
Lệnh Fsutil resource trong Windows
Tổng hợp

Lệnh Fsutil resource trong Windows

5 Tháng Bảy, 2022
9 cách tăng tốc mạng gia đình
Tổng hợp

9 cách tăng tốc mạng gia đình

5 Tháng Bảy, 2022
Hàm Cryptographic Hash (hàm băm mật mã) là gì?
Tổng hợp

Hàm Cryptographic Hash (hàm băm mật mã) là gì?

5 Tháng Bảy, 2022
Những thao tác bảo trì máy tính đơn giản
Tổng hợp

Những thao tác bảo trì máy tính đơn giản

5 Tháng Bảy, 2022
Next Post

Nguyện vọng 1 là gì? Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result
Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như?
Văn hóa Xã hội

Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như?

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Câu hỏi: Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như? A. Đường hoá, nghiền nhỏ. B. Ủ men, đường...

Read more
Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?
Văn hóa Xã hội

Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Câu hỏi: Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp...

Read more
Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows
Tổng hợp

Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Lệnh bitsadmin getbytestransferred truy xuất số byte được chuyển cho nhiệm vụ đã chỉ định. Lệnh bitsadmin getcompletiontime truy xuất...

Read more
Công thức tính vận tốc trung bình dễ nhất 2022
Văn hóa Xã hội

Công thức tính vận tốc trung bình dễ nhất 2022

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Vận tốc là đại lượng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết: Vận...

Read more
Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như?
Văn hóa Xã hội

Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như?

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Câu hỏi: Phương pháp vật lý chế biến thức ăn như? A. Đường hoá, nghiền nhỏ. B. Ủ men, đường...

Read more
Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?
Văn hóa Xã hội

Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Câu hỏi: Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp...

Read more
Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows
Tổng hợp

Lệnh bitsadmin getbytestransferred và bitsadmin getcompletiontime trong Windows

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Lệnh bitsadmin getbytestransferred truy xuất số byte được chuyển cho nhiệm vụ đã chỉ định. Lệnh bitsadmin getcompletiontime truy xuất...

Read more
Công thức tính vận tốc trung bình dễ nhất 2022
Văn hóa Xã hội

Công thức tính vận tốc trung bình dễ nhất 2022

by Phương Loan
5 Tháng Bảy, 2022
0

Vận tốc là đại lượng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết: Vận...

Read more

Danh mục

  • Bán tài khoản Premium
  • Dịch vụ
  • Excel
  • Giải mã giấc mơ
  • Giảm cân
  • Khoá học Online
  • Khỏe + Đẹp
  • Kiếm Tiền
  • Làm đẹp
  • Lọc nước 24h
  • Mã giảm giá
  • Marketing
  • Mẹ và Bé
  • Ngân Hàng
  • Nghệ sĩ, ca sĩ
  • Tài chính
  • Tải Theme Bản Quyền
  • Tâm lý học
  • Thiết kế đồ họa
  • Thực dưỡng
  • Tổng hợp
  • Văn hóa Xã hội
  • Web – Internet

Thông tin

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Khóa học
    • Khóa học đầu tư Crypto
    • Top 5+ khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
    • 9+ Khóa học Marketing Online
    • Khóa học Thiết kế đồ họa Online Ngắn hạn
    • [Share] Khóa học Online miễn phí!
    • Khoá học Quảng cáo Facebook từ A đến Z
  • Web Marketing
  • Khỏe Đẹp
  • Văn hóa Xã hội

© 2022 ToPhuongLoan