Hiện nay, với nhu cầu thành lập công ty để phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng cao. Tuy nhiên, khi thành lập công ty riêng, các chủ doanh nghiệp cần bỏ ra thời gian để tìm hiểu thủ tục, giấy tờ hay các điều kiện pháp lý. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì để thành lập công ty? Bài viết dưới đây sẽ mách các bạn một số cách mở công ty riêng một cách thuận lợi.
Cách mở công ty riêng cùng với những điều kiện cần thiết
- Trừ một số ngành nghề có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề đặc biệt, nếu muốn thành lập công ty trước tiên bạn phải đủ 18 tuổi, không bị treo mã số thuế Hay các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu thì đủ điều kiện mở công ty riêng.
- Để thành lập công ty bạn cần kê khai mức vốn và tự chịu trách nhiệm về mức vốn đó của mình nhưng không nhất thiết phải có trong tay bao nhiêu vốn mới có thể thành lập được công ty riêng. Trừ các ngành có điều kiện về vốn pháp lý, vốn ký quỹ.
- Thời hạn góp vốn vào công ty tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty hay đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn này mà doanh nghiệp đó chưa đủ vốn thì mọi trách nhiệm điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng vốn thực góp. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, bất động sản hay đồng tiền tự do chuyển đổi, xe cộ,…
- Xác định ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi công ty đó đăng ký ngành nghề kinh doanh thì sẽ không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng nhận hành nghề hoặc chuẩn bị các điều kiện về mức vốn pháp định. Còn ngành nghề yêu cầu kinh doanh thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh đó, đồng thời cần chuẩn bị một số điệu kiện về chứng chỉ hành nghề hay chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp
Hiện nay có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Vì vậy, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật từng loại hình doanh nghiệp để từ đó xác định và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với khả năng phát triển của công ty. Gồm 4 loại hình doanh nghiệp khác nhau như:
- Các doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Đối với những ai muốn tự mở công ty riêng, đồng thời ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi mức vốn cao thì bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cơ cấu tổ chức của cả hai loại hình này đều là một cá nhân làm chủ sở hữu, có bộ máy quản lý đơn giản nên bạn có toàn quyền quyết định kinh doanh ở công ty đó.
Sự khác biệt của cả 2 loại hình này là:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, đồng thời không phân biệt tài sản cá nhân hay tài sản công ty đối với các khoản nợ và phát sinh các nghĩa vụ của công ty.
- Còn với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi mức vốn điều lệ đã đăng ký.
Đặt tên và địa chỉ công ty phù hợp theo quy định pháp luật
Muốn đặt tên cho công ty là phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của các doanh nghiệp hiện hành. Khi đặt tên nên lựa chọn tên công ty đơn giản, dễ nhớ và gần gũi tạo điểm nhấn vào chính sản phẩm của công ty mình. Như vậy mới dễ xây dựng tên thương hiệu được mọi người nhớ đến.
Xác định địa chỉ trụ sở phải thuộc sở hữu trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, tên đường, quận, thành phố, tỉnh,… để thuận tiện trong việc tìm kiếm.
Khi mới thành lập công ty, điều đầu tiên các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm là chủ để dành vốn cho hoạt động sản xuất, vậy nên bạn có thể đặt địa chỉ công ty tại nhà mình, người thân hay bạn bè hoặc thuê văn phòng riêng để tiết kiệm chi phí. Địa chỉ công ty cần rõ ràng, chính xác để bắt đầu những thành công.
Lựa chọn các mức vốn gồm điều lệ tương ứng
Luật doanh nghiệp không yêu cầu cụ thể về mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích hay ngành nghề kinh doanh của từng cách thành lập công ty riêng mà lựa chọn cho mình mức vốn tương ứng.
Tuy nhiên các doanh nghiệp nên lưu ý một số quy định về thời hạn góp vốn của các cổ đông và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình kinh doanh của công ty nhằm thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Đối với những ngành nghề kinh doanh thông thường thì sẽ không có yêu cầu về mức vốn điều lệ, công ty có thể tùy ý lựa chọn các mức vốn điều lệ đăng ký. Nhưng cũng không nên đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp, điều này ảnh hướng đến khả năng kinh doanh của công ty cũng như sự tin tưởng của khách hàng.
Nếu mức vốn điều lệ lớn chắc chắn sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên khả năng chi trả cao hơn nếu xảy ra trường hợp bồi thường. Còn đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì đòi hỏi công ty phải có mức vốn tối thiểu mới có thể thành lập được.
Pháp luật quy định như vậy vì đặc thù kinh doanh cần có nguồn vón lớn cũng như chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh. Bên cạnh đó quy định về mức vốn tối thiểu thì một số ngành nghề kinh doanh cần có điều về tín chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm.
Xây dựng hiệu quả Marketing Online và Offline
Có thể thấy tầm quan trọng của việc xây dựng marketing trong quá trình khởi nghiệp ban đầu. Một doanh nghiệp phát triển là doanh nghiệp biết cách tạo ra những chiến lược Marketing ấn tượng và hiệu quả sẽ có khả năng tiến xa trong tương lai.
Mạng xã hội, Website chính là những công cụ giúp bạn có thể tối đa hóa khả năng tiếp cận đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó bạn có có cho mình sự đầu tư nghiêm túc vào các kênh Marketing online. Bạn hãy tạo các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube,…xây dựng thiết kế website và thực hiện SEO tổng thể cho trang web hay quảng cáo Google Ads để phổ biến tăng độ nhận diện thương hiệu của công ty.
Nhưng cũng đừng sự hiệu quả của Marketing online mà bỏ quên Marketing offline vì chúng có khả năng thu hút khách hàng đến doanh nghiệp. Ngoài ra, việc duy trì khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào các chiến lược Marketing truyền thống. Nên kết hợp song song cả hai phương tiện này để việc khởi nghiệp có giá trị cao.
Những thuận lợi và khó khăn khi mở công ty riêng bạn cần lưu ý
Thành lập công ty riêng cho bản thân chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Người muốn thành lập công ty khi đưa ra những quyết định nên cân nhắc đến một số cơ hội hay thách thức mà công ty phải đối mặt.
Thuận lợi khi lập công ty riêng
- Các doanh nghiệp đã đăng ký doanh nghiệp hợp pháp sẽ được hưởng sự bảo vệ của pháp luật dưới mọi hình thức, đảm bảo sự an toàn đối với quyền lợi của công ty.
- Tạo dựng được niềm tin đối với các cổ đông vay vốn, đối tác làm ăn hay khách hàng trong kinh doanh.
- Quyền sử dụng dấu riêng giúp công ty dễ dàng ký kết hợp đồng với đối tác và khách hàng.
- Dễ dàng vay vốn.
- Được lưu thông và dễ dàng sử dụng hóa đơn tài chính.
Khó khăn phải đối mặt
- Trước mắt, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị những ý tưởng và chiến lược kinh doanh dài hạn.
- Nguồn vối đầu tư và cơ sở vật chất luôn là vấn đề nan giải.
- Khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.
- Quá trình quản lý cũng gặp khó khăn, đặc biệt là với những Startup còn thiếu kinh nghiệm điều hành công ty.
Thành lập công ty là bước ngoặt tạo ra cơ hội để phát triển doanh nghiệp cho các nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng không phải là chuyện đơn giản. Hy vọng với bài viết này SEOStartUp đã chia sẻ một số cách mở công ty riêng giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức pháp lý để thành lập công ty dễ dàng hơn.
Xem thêm
- Các cách gọi vốn cho Startup – Nhiều gợi ý mang lại hiệu quả cao
- Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò của các doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế
- Làm thế nào để khởi nghiệp? Chia sẻ bí quyết giúp bạn thành công