Câu hỏi: Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?
A. Giúp đỡ các nước Tây Âu.
B. Đàn áp phong trào cách mạng Tây Âu.
C. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
D. Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới mới.
Đáp án đúng C.
Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích Chống lại Liên Xô và các nước XHCN, thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu.
Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.
Lý giải việc chọn đáp án C là do:
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức quân sự thành lập năm 1949, ban đầu gồm Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên.
Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thành lậpTổ chức Hiệp ước Vácsava để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của chiến tranh lạnhtrong nửa cuối thế kỷ XX.
Hiệp ước quy định: Trong trường hợp “có cuộc tiến công vũ trang” vào một hoặc một số nước thành viên thì các nước khác phải nhanh chóng giúp đỡ, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồngNATO, bên cạnh có Uỷ ban Kế hoạch phòng thủ gồm các bộ trưởng quốc phòng phụ trách vạch kế hoạch và chính sách quân sự thống nhất. Về quân sự, cơ quan quyền lực cao nhất là Uỷ ban Quân sự gồm Tổng tham mưu trưởng các nước thành viên do TổngThư kí NATO đứng đầu. ngoài lực lượng vũ trang riêng của từng nước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có lực lượng thống nhất dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy Liên minh khu vực.
Từ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên thế giới . Sau khi Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va giải thể (1991), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vẫn khẳng định sự tiếp tục tồn tại của mình đồng thời tiến hành cải tổ cơ cấu, mở rộng thành viên, kết nạp hầu hết các nước trong Hiệp ước Vác-sa-va, một số nước thuộc Liên Xô, Tiệp Khắc, Nam Tư trước đây đưa tổng số thành viên lên 28 nước nhằm tăng cường vai trò ở khu vực và trên thế giới.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.