Hiện nay, việc sử dụng hoa đậu biếc đã dần trở nên quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Bởi lẽ loài thực vật này không chỉ là nguyên liệu thực phẩm bồi bổ mà còn có giá tuyệt vời đối với sức khỏe.
Vậy hoa đậu biếc có tác dụng gì sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Loan tìm hiểu về loài cây này nhé.
Hoa đậu biếc là gì?
- Tên gọi khác: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc…
- Tên khoa học: Clitoria ternatea
- Họ khoa học: Thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Hoa đậu biếc mang vẻ đẹp cuốn hút cùng với ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc. Chúng vừa đại diện cho sự duyên dáng, dịu dàng vừa mang đến cảm giác thân thuộc, gần gũi.
Tìm hiểu về hoa đậu biếc
Nói về hoa đậu biếc hay còn gọi là bông biếc, chúng có màu xanh biếc rất dễ nhận dạng. Đây là loại hoa dạng dây leo, thường mọc ở các hàng rào, thân mảnh, có lông, thích hợp trồng ở những khu vực nhiệt đới như Việt Nam.
Hoa đậu biếc sở dĩ màu xanh đặc trưng do chứa 2 hoạt chất là anthocyanin và cliotide giúp tạo màu. Chính vì vậy, tất cả các bộ phận trên cây như hoa, thân, rễ,… đều được đưa vào sử dụng trong cuộc sống như một chất tạo màu và thực phẩm bổ ích cho sức khỏe con người.
- Cây hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Một số tác dụng của hoa đậu biếc được chứng minh cho lợi cho sức khỏe người dùng như:
Tác dụng của hoa đậu biếc trong làm đẹp
Công dụng làm đẹp: Trong hoa đậu biếc có thành phần giúp máu lưu thông tốt ở các mao mạch giúp nuôi dưỡng các tế bào, từ đó giúp lông, tóc, da trở nên mịn màng, bóng mượt. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có khả năng giúp người dùng duy trì vóc dáng thon thả, ngăn ngừa khả năng tích tụ chất béo, nguyên nhân chính gây ra mỡ thừa.
Tham khảo: Cách làm bột hoa đậu biếc đắp mặt đẹp da
Tác dụng của hoa đậu biếc với sức khỏe
- Cải thiện thị lực hiệu quả do việc thúc đẩy lưu lượng máu đến các mao mạch ở mắt, hạn chế việc hình thành các gốc tự do, giúp mắt sáng, khỏe.
- Giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng: Hoa đậu biếc có tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, dễ ngủ. Từ đó, giúp làm dịu những lo âu, mệt mỏi trong cuộc sống.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ trong việc điều trị ung thư: Hoa đậu biết giúp bảo vệ khỏi những gốc tự do là nguyên nhân giảm khả năng miễn dịch và ung thư. Ngoài ra, trong quá trình điều trị ung thư, chúng còn giúp bảo vệ màng tế bào, ức chế các tế bào ung thư.
- Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Hoa đậu biếc giúp giảm lượng cholesterol xấu trong huyết thanh – đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Việc sử dụng hoa đậu biếc với liều dùng phù hợp mỗi ngày sẽ tăng cường việc tiết ra insulin giúp kiểm soát lượng đường có trong máu, cung cấp năng lượng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
→Tham khảo: Bột hoa đậu biếc có tác dụng gì? Mua ở đâu?
Cách sử dụng hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có thể dùng trực tiếp hoa tươi, sấy khô hoặc làm thành bột. Tuy nhiên, chúng đều có thể sử dụng với cách thức như sau:
- Ngâm hoa đậu biếc trong nước nóng để tạo màu, màu sắc tại thành sẽ có màu xanh biếc. Để lọc bỏ hết mọi tạp chất, bạn dùng một rây lọc hết cặn dư thừa.
- Tùy vào mục đích chế biến món ăn hay pha trà, pha nước uống mà bạn thêm hương liệu cho phù hợp.
Liều lượng sử dụng:
- Không pha quá 4 bông 1 tách trà
- Không dùng 200 bông/người/ngày
→ Tham khảo: Cách pha trà hoa đậu biếc đúng cách, tốt cho sức khỏe
Một số món ngon với hoa đậu biếc
Hiện nay, các chị em nội trợ chúng ta đã có nhiều sáng tạo trong chế biến món ăn với hoa đậu biếc, ví dụ như:
- Nấu xôi với hoa đậu biếc
- Làm thạch hoa đậu biếc
- Bánh trôi hoa đậu biếc
- Bánh trung thu sử dụng bột hoa đậu biếc
- Mứt dừa hoa đậu biếc
- Trà detox cơ thể với hoa đậu biếc tươi
- Cách sử dụng bột hoa đậu biếc
- Trà hoa đậu biếc
- Món xôi cực hấp dẫn với bột hoa đậu biếc
→ Tham khảo: Cách làm xôi hoa đậu biếc tại nhà, đảm bảo ngon!
Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
Bên cạnh những lợi ích mà hoa đậu biếc mang lại, nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể là tác nhân gây hại cho cơ thể. Cụ thể:
Trong hoa đậu biếc có chứa anthocyanin – một thành phần gây kết tụ tiểu cầu, gây co bóp tử cung. Do đó, tuyệt đối không dùng hàm lượng lớn nạp vào cơ thể cho những người đang có thai, đang trong kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị phẫu thuật hoặc dùng một số loại thuốc có chất chống đông máu.
Ngoài ra, hạt của hoa này khi ăn phải sẽ gây hiện tượng buồn nôn. Do đó, nếu sử dụng hoa đậu biếc tươi, tuyệt đối loại bỏ hạt kỹ lưỡng, đặc biệt là không để trẻ em ăn nhầm.
Kiêng kỵ
Có thể nói rằng, hoa đậu biếc là dược liệu khá an toàn đối với sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, anthocyanin có tác dụng thúc đẩy co bóp tử cung đồng thời ức chế kết tập tiểu cầu. Do đó, một số trường hợp vẫn nên cẩn thận khi sử dụng loại thực vật này. Cụ thể như:
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú và phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh.
- Người đang dùng các thuốc chống đông máu hay đang chuẩn bị cho phẫu thuật (khoảng 2 tuần).
- Các trường hợp huyết áp và đường huyết thấp cần cẩn trọng.
- Phần hạt đậu biếc chứa 12% chất dầu, có độc tính. Cần cẩn thận, bởi nếu nuốt phải dễ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy.
Cách trồng hoa đậu biếc
Cách trồng hoa đậu biếc bằng cách gieo hạt như sau:
- Bước 1: Mua hạt giống hoặc lấy hạt từ những hạt đậu biếc đã già.
- Bước 2: Ngâm hạt giống vào trong nước ấm khoảng 30 phút rồi lấy ra ủ ấm trong khoảng 24 giờ để hạt giống nứt ra.
- Bước 3: Gieo hạt động đã ủ trong môi trường đất màu mỡ, tơi xốp và phủ lên phía trên hạt một lớp đất mỏng.
- Bước 4: Tưới bằng vòi phun nhẹ nhàng ngày 2 lần để cây nhanh đâm chồi.
Hoa đậu biếc tuy nhìn có vẻ mong manh nhưng lại mang đến rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Hãy lựa chọn đơn vị cung cấp hoa đậu biếc uy tín, chất lượng hoặc tự mình gieo trồng để mang đến cho gia đình thực đơn bổ dưỡng, hữu ích.