Khóa học - Marketing - Tâm lý học
Phát triển bởi: Loan Writer
ToPhuongLoan.Com
  • Khóa học
    • Khóa học đầu tư Crypto
    • Top 5+ khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
    • 9+ Khóa học Marketing Online
    • Khóa học Thiết kế đồ họa Online Ngắn hạn
    • [Share] Khóa học Online miễn phí!
    • Khoá học Quảng cáo Facebook từ A đến Z
  • Web Marketing
  • Tâm lý học
  • Khỏe Đẹp
  • Văn hóa Xã hội
No Result
View All Result
ToPhuongLoan.Com
  • Khóa học
    • Khóa học đầu tư Crypto
    • Top 5+ khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
    • 9+ Khóa học Marketing Online
    • Khóa học Thiết kế đồ họa Online Ngắn hạn
    • [Share] Khóa học Online miễn phí!
    • Khoá học Quảng cáo Facebook từ A đến Z
  • Web Marketing
  • Tâm lý học
  • Khỏe Đẹp
  • Văn hóa Xã hội
ToPhuongLoan.Com

Hình chiếu là gì?

Phương Loan by Phương Loan
5 Tháng Năm, 2022
in Văn hóa Xã hội
Reading Time: 6 mins read

Hình chiếu là một khái niệm vô cùng quan trọng trong toán học mà mỗi học sinh cần nắm vững để có thể dễ dàng hơn trong việc giải các bài tập liên quan đến nội dung này. Vậy Hình chiếu là gì?
Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này thông qua bài viết Hình chiếu là gì?

Nội dung chính trong bài viết này
  1. Hình chiếu là gì?
  2. Phân loại hình chiếu
  3. Quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên, và đường xiên với hình chiếu
  4. Các phép chiếu

Hình chiếu là gì?

Hình chiếu là hình biểu diễn ba chiều của đối tượng lên mặt phẳng hai chiều. Yếu tố cơ bản giúp tạo nên hình chiếu chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.
Hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên đường thẳng chính là khoảng cách giữa hai đoạn thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho trước. Hình chiếu của một điểm tức là giao điểm của đường thẳng đã cho trước, và đường thẳng kẻ từ điểm vuông góc.

Phân loại hình chiếu

Hình chiếu gồm 2 loại hình chiếu đó là hình chiếu thẳng góc và hình chiếu trục đo. Cụ thể về hai loại hình chiếu được trình bày trong phần dưới đây:

– Hình chiếu thẳng góc

Hình chiếu thẳng góc là loại hình biểu diễn theo cách đơn giản, hình dạng, kích thước của vật thể đã được bảo toàn và cho phép thể hiện hình dạng, kích thước vật thể một cách chính xác.
Với mỗi hình chiếu thẳng góc sẽ chỉ thể hiện được hai chiều. Nên chúng ta cần phải dùng đến nhiều hình chiếu để biểu diễn nhất là đối với những vật thể phức tạp. Có ba hình chiếu phổ biến đó là: Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng.

– Hình chiếu trục đo

Hình chiếu này có thể biểu diễn được hết ba chiều của vật thể lên trên mặt phẳng chiếu. Và các tia chiếu song song với nhau. Sẽ tùy vào phương chiếu là vuông góc hay xiên góc. Theo sự tương quan của ba chiều, sẽ được phân ra các gồm có hai loại hình chiếu là Hình chiếu trục đo vuông góc và hình chiếu trục đo xiên góc và hình chiếu phối cảnh, cụ thể các loại hình chiếu này như sau:
+ Hình chiếu trục đo vuông góc
Hình chiếu trục đo vuông góc, có đều ba hệ số biến dạng với ba trục bằng nhau

Hình chiếu trục đo vuông góc sẽ cân hai trong ba hệ số biến dạng, có từng đôi một bằng nhau
Hình chiếu trục đo vuông góc sẽ lệch ba hệ số biến dạng, với ba chục không bằng nhau
+ Hình chiếu trục đo xiên góc
Hình chiếu trục đo xiên góc đều
Hình chiếu trục đo xiên góc cân
Hình chiếu trục đo xiên góc lệch
+ Hình chiếu phối cảnh được sử dụng phép chiếu xuyên tâm, các tia chiếu hội tụ về một điểm gọi là điểm tụ. Dựa vào số lượng điểm tụ mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ và 3 điểm tụ. Ngoài ra còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong cho phép thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống (Bird’s-eye view) và hướng nhìn thấp từ dưới lên (Worm’s-eye view). Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến cho khoảng cách trông có vẻ gần hơn về hướng người xem.
hinh chieu la gi

Quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên, và đường xiên với hình chiếu

Cho một điểm A nằm bên ngoài đường thẳng d, sau đó kẻ một đường thẳng vuông góc tại điểm H và trên d lấy điểm B không trùng với điểm H. Ta có:
+ Đoạn thẳng AH: Được gọi là đoạn vuông góc hay còn là đường vuông góc bắt đầu kẻ từ A đến đường thẳng d

+ Điểm H: Là đường xiên góc bắt đầu kẻ từ A đến đường thẳng d
+ Đoạn thẳng AB: Là đường xiên góc bắt đầu kẻ từ điểm A đến đường thẳng d
+ Đoạn thẳng HB: Là hình chiếu của đường xiên góc AB ở trên đường thẳng d
Định lý 1: Trong các đường xiên góc và trong đường vuông góc kể từ điểm nằm ngoài đường thẳng, cho đến đường thẳng đó, đường vuông góc sẽ là đường ngắn nhất.
Định lý 2: Trong hai đường xiên góc kể từ điểm nằm ngoài đường thẳng cho đến đường thẳng đó:
Đường xiên góc có hình chiều lớn hơn, tương đương sẽ lớn hơn.
Đường xiên góc lớn hơn, sẽ có hình chiếu lớn hơn.
Hai đường xiên góc bằng nhau, hai hình chiếu sẽ bằng nhau. Hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên góc bằng nhau.

Các phép chiếu

Hiện có 3 loại phép chiếu, bao gồm: phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc. Ba phép chiếu này được hiểu như thế nào và công dụng của chúng ra sao, chúng tôi sẽ trình bày để quý bạn đọc hiểu nội dung này dưới đây:
– Phép chiếu xuyên tâm: Là phép chiếu mà các tia chiếu đồng quy về một điểm. Điểm đó gọi là tâm chiếu S. Phép chiếu xuyên tâm được ứng dụng trong vẽ tranh, vẽ phong cảnh, vẽ kiến trúc, ta hay gọi các hình chiếu đó là hình chiếu phối cảnh

– Phép chiếu song song: Là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và song song với phương chiếu L. Phép chiếu song song được dùng làm cơ sở cho phương pháp biểu diễn hình thể bằng hình chiếu trục đo
– Phép chiếu vuông góc: là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và song song với phương chiếu L, mà L vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Phép chiếu vuông góc được dùng làm cơ sở cho phương pháp biểu diễn vật thể bằng hình chiếu vuông góc, là phương pháp chính trong các bản vẽ kỹ thuật.
Nội dung kiến thức về hình chiếu là những phần kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết cho các bạn học sinh để áp dụng vào các bài toán trong chương trình học của mình.  Do đó, hãy thường xuyên luyện tập các kỹ năng thực hành những kiến thức trên.
Trên đây là nội dung bài viết về Hình chiếu là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Phương Loan

Phương Loan

Xin chào, mình là Phương Loan (Loan Writer),
Mình ở đây để chia sẻ với bạn những Khóa học Online hữu ích, những cuốn sách hay và mã giảm giá mới nhất! Cám ơn bạn đã ghé thăm và chúc bạn sẽ có những phút giây thật ý nghĩa!

Related Posts

Phú Yên thuộc miền nào

16 Tháng Năm, 2022

Lý lịch tư pháp tiếng Anh là gì?

16 Tháng Năm, 2022

Hà Tĩnh thuộc miền nào?

16 Tháng Năm, 2022

Người được bảo hiểm là gì?

16 Tháng Năm, 2022

Ninh Thuận thuộc miền nào?

16 Tháng Năm, 2022

Fyc bảo hiểm là gì?

16 Tháng Năm, 2022
Load More
Next Post
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Điệp ngữ có mấy dạng

Điệp ngữ có mấy dạng

Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu?

Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2021 ToPhuongLoan.Com. All Right Reserved. - DMCA.com Protection Status – Giới thiệu - Sitemap
Phát triển nội dung: Loan Writer

No Result
View All Result
  • Khóa học
    • Khóa học đầu tư Crypto
    • Top 5+ khóa học tiếng Anh Online cho người mất gốc
    • 9+ Khóa học Marketing Online
    • Khóa học Thiết kế đồ họa Online Ngắn hạn
    • [Share] Khóa học Online miễn phí!
    • Khoá học Quảng cáo Facebook từ A đến Z
  • Web Marketing
  • Tâm lý học
  • Khỏe Đẹp
  • Văn hóa Xã hội

Copyright © 2021 ToPhuongLoan.Com. All Right Reserved. - DMCA.com Protection Status – Giới thiệu - Sitemap
Phát triển nội dung: Loan Writer