Tiếng Việt là ngôn ngữ rất đa dạng nên chúng ta thường mắc phải lỗi sai chính tả . Điển hình như từ “gi” và “d” hoàn toàn khác nhau nhưng tại sao “giao động” hay “dao động” lại phát âm lại giống nhau? Vậy cách viết nào là đúng chính tả?
Giao động là gì?
Giao động là một từ vô nghĩa và không có trong từ điển Tiếng Việt. Đồng nghĩa với đó “giao động”là một từ sai chính tả.
Dao động là gì?
Khái niệm “dao động” được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau và là từ đúng chính tả.
“Dao” là rung, lắc
“Động” là chuyển động, động đậy
“Dao động” là hành động tuần hoàn của một sự vật lặp đi lặp lại theo một trạng thái nhất định.
“Dao động” trong cơ học là sự chuyển động theo một chu kỳ, vị trí cân bằng nhất định được lặp lại nhiều lần. Ví dụ như: sự dao động của đồng hồ quả lắc
“Dao động” nghĩa đen là sự chuyển động không được cố định. Ví dụ như: sự dao động của xích đu.
“Dao động” nghĩa bóng là sự lung lay, ý nghĩ không kiên định về tâm lý, cảm xúc của con người. Ví dụ như: Tôi hay bị dao động bởi những ý kiến khác nhau của mọi người.
Một số ví dụ về “giao động” hay “dao động”.
Từ những khái niệm “giao động” và “dao động” chúng ta hãy cùng nhau vận dụng vào các ví dụ để biết được cách viết nào là đúng chính tả nhé.
“Giao động” dọc của lò xo. (Đáp án sai).
“Dao động” ngang của lò xo. (Đáp án đúng).
Cấp độ bão được “giao động” từ cấp độ 1 đến cấp độ 2. ( Đáp án sai).
Mức giá của món đồ này được “dao động” mạnh trong hôm nay. (Đáp án đúng).
Cách viết vần “gi” hoặc “d” đúng chính tả.
Vần “gi” và “d” trong bảng chữ cái Tiếng Việt đọc hoàn toàn khác nhau nhưng khi ghép chung vào một từ thì đọc lại na ná nhau. Vậy nên các bạn cần phải phân biệt cách viết đúng chính tả của “gi” và “d” thông qua những lưu ý sau.
Nếu như “gi” và “d” xuất hiện trong từ láy thì không bao giờ đi chung với nhau. Ví dụ như: da diết, giặt giũ.
Trong từ điển Hán Việt:
Những thanh dấu “hỏi” và “huyền” thường đi chung với “gi”. Ví dụ như: giảng giải, già nua.
Những thanh dấu “ngã” và “nặng” thường đi chung với “d”. Ví dụ như: dã man, dự án.
Những từ có nguyên âm “a” thường đi chung với “d”. Ví dụ như: dao động, dã tâm.
Bài viết “giao động hay dao động’ đã đưa ra những khái niệm, ví dụ cụ thể để giúp bạn tránh mắc phải những lỗi chính tả cơ bản về vần “gi” và “d”. Mong rằng những điều chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn khi viết và giao tiếp.
→ Xem thêm: Xử lý là gì? Xử lý hay sử lý đúng chính tả?