GDN là gì? Hay Google Display Network là gì có phải là câu hỏi bạn đang muốn tìm đáp án? Không chỉ giúp bạn có câu trả lời chi tiết, bài viết này còn chia sẻ cách chạy quảng cáo hiển thị GDN hiệu quả. Nào, chúng ta bắt đầu ngay nhé:
Tìm hiểu về Google Display Network – GDN
Để hiểu về GDN, chúng ta sẽ đi tìm hiểu:
- Google Display Network là gì?
- Ưu nhược điểm của GDN
- Các định dạng và cách thức hiển thị của GDN
- Phân loại chiến dịch quảng cáo hiển thị Google Display Network
Chi tiết như sau:
Google Display Network (GDN) là gì?
Google Display Network (viết tắt là GDN) là hệ thống các website đối tác của Google cho phép chúng ta hiển thị quảng cáo sản phẩm, dịch vụ dưới dạng banner. Hiện nay, mạng lưới website đối tác của Google có đến hơn 2 triệu trang web đa dạng lĩnh vực, đảm bảo tiếp cận đến 90% người dùng internet.
Chỉ cần khách hàng truy cập vào website của bạn 1 lần, sau đó dù truy cập trang nào khác họ sẽ vẫn thấy bạn thông qua banner quảng cáo hiển thị trên website đó.
Phân biệt GDN và Google Ads Search
Trong quảng cáo Google Adword có 2 loại quảng cáo là: Search và Display.
- Quảng cáo Search là dạng quảng cáo ưu tiên đặt Ads ở vị trí top đầu trên thanh công cụ tìm kiếm khi người dùng tìm search từ khoá. Nội dung quảng cáo bao gồm: Tiêu đề, đoạn mô tả ngắn CTA.
- GDN là dạng quảng cáo thụ động, Google sẽ chèn các banner quảng cáo của bạn ngẫu nhiên vào những website đã được “tuyển chọn”. Người dùng có thể thấy quảng cáo của bạn ở những trang web họ truy cập.
Vì 2 loại quảng cáo này khác nhau, nên khi chạy GDN bạn cần có mục tiêu khác Google Ads Search. Ví dụ, quảng cáo search nhắm đúng khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ. Nhưng GDN sẽ không phân loại và lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu của bạn.
Ưu điểm và nhược điểm của GDN là gì?
Hãy phân tích một chút về ưu nhược điểm của quảng cáo hiển thị nhé:
Về mặt ưu điểm:
- GDN giúp chúng ta tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng
- Chi phí tiếp cận (đấu giá) thấp
- Hỗ trợ quảng cáo truyền thông tốt
Theo quan điểm cá nhân thì GDN hỗ trợ tốt cho việc truyền thông và gián tiếp hỗ trợ SEO.
Về nhược điểm:
- Quảng cáo GDN có thể có nội dung không liên quan với trang web hiển thị quảng cáo
- Để có hiệu quả cao, cần chuẩn bị ngân sách lớn
- Không thể lựa chọn, kiểm soát website nào sẽ hiển thị quảng cáo của bạn.
Khóa học chạy GDN bài bản cho người mới, có đơn ngay!
Cách thức và định dạng của quảng cáo Google Display Network
Nếu không tìm hiểu Google Display Network là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ GDN chỉ hiển thị quảng cáo dạng hình ảnh. Nhưng trên thực tế, GDN có thể hiển thị ở nhiều định dạng khác nhau với kích thước đa dạng. Cụ thể:
Những cách thức hiển thị quảng cáo Google Display Network:
Hiện nay, GDN có thể hiển thị ở dạng:
- Văn bản: Bao gồm 1 dòng tiêu đề, URL và 2 dòng nội dung
- Hình ảnh tuỳ chọn, đây là cách hiển thị phổ biến nhất hiện nay. Có thể đăng ảnh thật, ảnh thiết kế đồ hoạ, ảnh HTML
- Đa phương tiện: Có thể là ảnh động hoặc các yếu tố tương tác khác
- Video: Dạng Video Outstream của Google.
Định dạng quảng cáo:
- Quảng cáo đáp ứng: Là định dạng tuỳ biến hiển thị theo không gian quảng cáo có sẵn. Với định dạng này, bạn sẽ thiết kế ảnh có tỉ lệ 1:1 và 1: 1.9 tương đương kích thước tối đa: 1200×1200 và 1200×628. Và thêm 2 ảnh biểu trưng tỉ lệ 1:4 và 1:1.
- Quảng cáo hình ảnh: Là các kích thước ảnh khác nhau được quy định sẵn để bạn lựa chọn như:
- 200 × 200: Hình vuông nhỏ
- 240 × 400: Hình chữ nhật dọc
- 250 × 250: Hình vuông
- 250 × 360: Màn hình rộng gấp ba
- 300 × 250: Hình chữ nhật trong dòng
- 336 × 280: Hình chữ nhật lớn
- 580 × 400: Netboard
- 120 × 600: Hình chữ nhật đứng
- 160 × 600: Hình chữ nhật cao và rộng
- 300 × 600: Quảng cáo nửa trang
- 300 × 1050: Thẳng đứng
- 468 × 60: Banner
- 728 × 90: Hình chữ nhật dài
- 930 × 180: Banner đầu trang
- 970 × 90: Hình chữ nhật dài lớn
- 970 × 250: Bảng billboard
- 980 × 120: Toàn cảnh
- 300 × 50: Banner mobile
- 320 × 50: Banner mobile
- 320 × 100: Banner mobile lớn
Bạn cần lưu ý thiết kế đúng kích thước theo quy định để quảng cáo được hiển thị ở tất cả các website. Nếu không tự xây quảng cáo bằng hình ảnh được, bạn có thể dùng Display Ad Builder của Google. Hãy nhớ dùng CTA hiệu quả và thiết kế đồng nhất với website nhé.
Phân loại chiến dịch quảng cáo trong Google Display Network
Có 3 loại chiến dịch quảng cáo trong GDN. Bao gồm các chiến dịch:
- Hiển thị quảng cáo chuẩn: Bạn sẽ phân phối quảng cáo một cách thủ công thông qua cài đặt chiến dịch. Điều này giúp bạn tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
- Hiển thị quảng cáo thông minh: Đúng như tên gọi, loại chiến dịch này tuỳ biến để phù hợp với nhiều nền tảng hiển thị. Từ đó, giúp bạn mở rộng tệp khách hàng dựa trên cơ sở ban đầu.
- Hiển thị quảng cáo trong Gmail: Đây là quảng cáo bạn thường thấy trong các tab mạng xã hội hoặc tab quảng cáo trong Gmail. Quảng cáo này sẽ được mở rộng khi bạn nhấp vào, chúng giống như 1 email với hình ảnh, biểu mẫu hoặc video.
Lý do chúng ta nên chọn quảng cáo GDN là gì?
Rất nhiều người lựa chọn quảng cáo hiển thị GDN thay vì Google Adwords, và dưới đây là lý do:
GDN Tiếp cận người dùng tốt
Đúng như vậy, GDN giúp bạn tiếp cận khách hàng ở mọi nơi, mọi trang web mà bạn truy cập, chỉ cần trước đó bạn có tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Tiết kiệm chi phí CPC
Đây có lẽ cũng là lý do chính khiến GDN được nhiều người lựa chọn. Trên thực tế, chi phí CPC của Google DisPlay Network rẻ hơn Google Ads nhiều. Từ đó giúp cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho kế hoạch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
Có nhiều mức giá thầu để lựa chọn
Thay vì phải trả PPC tức là trả phí trên mỗi lượt click vào liên kết, với Google Display Network, bạn có thể thêm mức giá thầu khác là chuyển qua CPM: Cost per mile. CPM tính chi phí dựa trên mỗi 1000 view thay vì trên 1 lần click. Đây chắc chắn là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng ROIs hiệu quả.
Gia tăng tỉ lệ tương tác với hình ảnh bắt mắt
Chắc chắn rồi, GDN sử dụng hình ảnh để chạy quảng cáo, mang lại hiệu quả tương tác tốt hơn và hiệu quả hơn. Nếu đặt ở đúng website liên quan, bạn sẽ thấy GDN có tỉ lệ nhấp chuột và kết nối cao hơn so với định dạng chữ.
Remarketing hiệu quả
Chỉ cần bạn từng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, GDN sẽ theo sát và tiếp thị cho bạn ở mọi nơi bạn ghé qua.
Có thể khách hàng đã ghé qua website của bạn và rời đi, nhưng đừng bỏ cuộc. GDN sẽ bám đuôi khách hàng và hiển thị liên tục để mời gọi, chèo kéo khách hàng một cách nhiệt tình và hiệu quả nhất. Cứ như vậy, sẽ có một ngày khách hàng mủi lòng và mua hàng thôi.
Khóa học chạy GDN hiệu quả, chuyển đổi cao
Hướng dẫn tạo chiến dịch chạy quảng cáo GDN (Google Display Network)
Để tạo một chiến dịch chạy quảng cáo GDN (Google Display Network) hiệu quả, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé:
Chuẩn bị trước khi tạo quảng cáo Google Display Network
- Sản phẩm dịch vụ
- Website
- Banner hình ảnh, video (nếu có)
- Thông điệp
- Ngân sách
Các bước chạy quảng cáo GDN
Truy cập vào: https://ads.google.com/ và tạo tài khoản quảng cáo (nếu bạn chưa có tài khoản). Nếu đã có tài khoản hãy tiếp tục:
- Bước 1: Tạo chiến dịch GDN mới
- Bước 2: Lựa chọn mục tiêu của chiến dịch
Các tuỳ chọn bao gồm: Bán hàng – gia tăng doanh số, tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng traffic vào website, đề xuất thương hiệu và sản phẩm, quảng bá ứng dụng, tiếp thị chương trình khuyến mãi, …
- Bước 3: Chọn vị trí, địa điểm quảng cáo: Việt Nam hoặc tỉnh thành cụ thể,…
- Bước 4: Đặt giá thầu. Bạn có thể đặt giá thầu thủ công để tối ưu và kiểm soát tốt chi phí. Bao gồm: CPC (chi phí nhấp chuột), CPA (chi phí chuyển đổi), ROAS (lợi nhuận trên chi phí quảng cáo), CPM (chi phí trên mỗi 1000 hiển thị), CPC thủ công,…
- Bước 5: Lựa chọn nhóm đối tượng khách hàng (Targeting) dựa trên: Thói quen, sở thích, những gì họ đang theo dõi, nhân khẩu học,…
- Bước 6: Đặt giá thầu cho nhóm quảng cáo đã chọn
- Bước 7: Hoàn tất việc tạo quảng cáo GDN
Loại tệp định dạng GIF, JPG, PNG dung lượng tối đa 150KB, hình vuông và hình chữ nhật với kích thước cụ thể như đã chia sẻ ở trên.
Nếu chọn ảnh Gif, hãy đảm bảo quảng cáo GIF chậm hơn 5FPS, < 30 giây.
Xem video hướng dẫn sau để hình dung rõ hơn các bước thực hiện nhé:
Làm thế nào để chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả?
Sau khi biết GDN là gì, để chiến dịch GDN hiệu quả bạn nên:
- Đặt mục tiêu giá thầu phù hợp và thông minh. Theo đó, bạn không cần đặt giá thầu nhỏ nhất, hãy test nhiều giá, nhiều mẫu để có mức chi phí và kết quả tốt nhất.
- Không gom nhiều hình thức quảng cáo lại mà nên chạy theo từng nhóm chiến dịch
- Lựa chọn kích thước quảng cáo phù hợp với các mạng hiển thị, ví dụ: 160×600, 728×90 hay 300×250.
- Liên tục testing quảng cáo Google Display Network để lựa chọn nhóm GDN mang lại hiệu quả tốt nhất!
Khóa học chạy GDN bài bản cho người mới, có đơn ngay!
Tổng hợp bởi: ToPhuongLoan