Dropshipping là gì? Ai có thể làm Dropshipping? Lợi ích, khó khăn và các bước thực hiện mô hình này như thế nào? Cùng Loan đi tìm hiểu ngay nhé!
Dropshipping là gì?
Dropshipping hiểu một cách đơn giản là việc bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Lúc này, người bán hàng là trung gian có trách nhiệm giới thiệu, marketing để bán được sản phẩm. Còn việc giao hàng sẽ do bên thứ ba lo liệu.
Lợi nhuận của mỗi đơn hàng là phần chênh lệch giữa giá bán trừ đi giá của nhà cung cấp và phí vận chuyển. Thông thường, lợi nhuận từ 30% – 60% cho 1 sản phẩm là lý tưởng.
Ai có thể làm Dropshipping?
Khi hiểu Dropshipping là gì, chắc hẳn bạn cũng biết, tất cả chúng ta đều có thể làm việc với hình thức này. Chỉ cần bạn sử dụng internet tốt, biết cách bán được hàng và tìm được nhà cung cấp phù hợp. Và chân dung của những người có thể làm Dropshipping thường là:
Nhân viên văn phòng
Với những người làm văn phòng có thời gian rảnh và am hiểu internet thì Dropshipping rất phù hợp để kiếm thêm thu nhập.
Rất nhiều người sau khi thành công với Dropshipping đã nghỉ việc và biến công việc tay trái này thành tay phải.
Sinh viên cũng có thể làm Dropshipping
Sinh viên cũng là những người có thời gian rảnh, với vốn kiến thức học được trong nhà trường cùng mong muốn kiếm thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí thì Dropshipping là sự lựa chọn tốt.
Đặc biệt, thay vì dành thời gian chơi game, xem phim, đi chơi thì việc các bạn sinh viên đầu tư thời gian làm thêm là một điều tốt.
Những người muốn kinh doanh Online
Nếu bạn đang muốn kinh doanh Online và cần trải nghiệm để học hỏi thì nên thử sức với hình thức kiếm tiền Online này. Bạn sẽ không cần bỏ vốn nhập hàng, cũng không cần đau đầu suy nghĩ phải chọn mặt hàng nào cố định.
Hãy thoải mái trải nghiệm các sản phẩm, các phương án bán hàng để tìm ra cách tốt nhất và tạo tiền đề cho một mô hình kinh doanh lớn hơn, thành công hơn.
Lợi ích và Khó khăn khi làm Dropshipping là gì?
Lợi ích
1. Cần ít vốn hơn
Có lẽ lợi thế lớn nhất của dropshipping là có thể khởi chạy một cửa hàng thương mại điện tử mà không cần phải đầu tư hàng trăm triệu vào nhập hàng và tồn kho.
Với mô hình dropshipping, bạn không phải mua một sản phẩm trừ khi bạn đã bán hàng và được khách hàng thanh toán. Nói chung, bạn có ít rủi ro hơn khi bắt đầu mở một cửa hàng dropshipping.
2. Dễ dàng bắt đầu
Điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử trung gian dễ dàng hơn nhiều khi bạn không phải đối mặt với việc:
- Quản lý hoặc thanh toán cho một nhà kho
- Đóng gói và vận chuyển đơn đặt hàng của bạn
- Theo dõi hàng tồn kho vì lý do kế toán
- Xử lý hàng trả lại và hàng gửi đến
- Liên tục đặt hàng sản phẩm và quản lý lượng hàng tồn kho
3. Chi phí thấp
Bởi vì bạn không phải đối phó với việc mua hàng tồn kho hoặc quản lý kho hàng, chi phí chung của bạn khá thấp. Bạn có thể làm tại nhà, chỉ cần ít hơn một chiếc máy tính xách tay và một vài khoản chi phí định kỳ để hoạt động.
Khi bạn phát triển, các chi phí này có thể sẽ tăng lên nhưng vẫn sẽ thấp so với các doanh nghiệp truyền thống.
4. Vị trí linh hoạt
Doanh nghiệp dropshipping có thể hoạt động ở bất cứ đâu có kết nối internet. Chỉ cần bạn luôn kết nối với nhà cung cấp và khách hàng khi cần.
5. Nhiều lựa chọn sản phẩm để bán
Bạn có thể hợp tác với nhiều nhà cung cấp và đa dạng sản phẩm để phục vụ khách hàng của mình.
6. Kiểm tra dễ dàng hơn
Dropshipping là một phương pháp thực hiện hữu ích cho cả việc khai trương một cửa hàng mới và cho các chủ doanh nghiệp đang tìm cách kiểm tra sự thèm ăn của khách hàng đối với các danh mục sản phẩm bổ sung.
7. Dễ mở rộng quy mô hơn
Với Dropshipping, công việc xử lý đơn hàng, giao hành sẽ do nhà cung cấp đảm nhiệm. Do đó, bạn sẽ tiết kiệm được nguồn lực và thời gian đáng kết. Hãy dành thời gian đó để mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh buôn bán của mình.
Khó khăn
1. Tỷ suất lợi nhuận thấp
Bởi vì bạn chỉ chịu trách nhiệm khâu bán hàng trung gian nên tỷ suất lợi nhuận dành cho bạn thường thấp hơn. Không những thế, việc có nhiều Dropshipper và nhà cung cấp mọc lên như nấm làm tăng tính cạnh tranh khiến lợi nhuận giảm xuống.
Do đó, hãy chọn thị trường ngách phù hợp.
Tham khảo: Niche marketing là gì? Các xác định thị trường ngách phù hợp
2. Vấn đề hàng tồn kho
Vì bạn không quản lý hàng hoá nên việc kiểm tra hàng tồn kho sẽ phụ thuộc ở nhà cung cấp. Đặc biệt, nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp thì việc kiểm tra sẽ mất khá nhiều thời gian.
3. Vận chuyển phức tạp
Nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp, khách hàng mua nhiều sản phẩm từ những nhà cung cấp khác nhau, buộc bạn phải ship từ những nơi khác nhau. Lúc này, chi phí vận chuyển tăng lên và thời gian giao hàng cũng không đồng nhất. Điều này đôi khi gây bất lợi và không khiến khách hàng hài lòng.
4. Lỗi của nhà cung cấp
Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có thể mắc sai lầm trong khâu sản phẩm, dịch vụ,…. Tuy nhiên, khi bán hàng qua Dropshipping thì những sai lầm này bạn sẽ là người phải chịu trách nhiệm và xin lỗi khách hàng.
Đó là lý do vì sao bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín để tránh làm ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.
5. Khả năng tùy chỉnh và xây dựng thương hiệu hạn chế
Chắc chắn sản phẩm bán qua hình thức này đều được gắn logo thương hiệu của nhà cung cấp. Bạn sẽ khó tạo được thương hiệu riêng cho mình. Trừ khi bạn cam kết bán số lượng mặt hàng lớn và yêu cầu nhà cung cấp in bao bì theo yêu cầu của bạn.
Các bước thực hiện mô hình Dropshipping
- Bước 1: Lựa chọn sản phẩm bạn muốn bán và liên hệ với nhà cung cấp phù hợp
- Bước 2: Tạo một landing page để bán hàng
- Bước 3: Thu hút khách hàng và marketing cho sản phẩm đó
- Bước 4: Tiếp nhận đơn đặt hàng của khách và chuyển thông tin cho nhà cung cấp để họ kiểm tra hàng tồn kho và ship hàng
- Bước 5: Tổng kết số lượng đơn hàng và nhận hoa hồng/chiết khấu từ nhà cung cấp.
Vậy là bạn đã hiểu Dropshipping là gì rồi chứ? Bạn thấy hình thức này mang lại nhiều lợi ích hay quá khó để thực hiện?
Có thể bạn quan tâm: