Bạn có bao giờ nghiệm thấy trong đời mình cứ hôm nào quên mang áo mưa là trời lại mưa; quên đem chìa khóa thì y rằng không ai ở nhà; xếp hàng tính tiền cả hàng dài, đến bạn thì máy bị hỏng? Và còn nhiều nhiều những điều chứng minh cho cái sự đen đủi của bạn. Nếu Việt Nam có câu “Họa vô đơn chí” thì bên Mỹ cũng có “Định luật Murphy” cực thông dụng.
Định luật Murphy là gì?
Một chuyên gia tên lửa là Edward A. Murphy đã gặp thất bại đáng ngạc nhiên khi thực hiện một thí nghiệm tưởng như không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn rất hy hữu. Điều đó khiến ông phải thốt lên: Anything that can go wrong, will go wrong (Điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra). Và thế là định luật Murphy ra đời và nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.
→ Tham khảo: 15+ Hiệu ứng tâm lý làm thay đổi cuộc sống của bạn!
Định luật Murphy hay còn được biết đến là “định luật bánh bơ”. Lý do là Edward A. Murphy đã dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh điều mình nói vào năm 1949. Hãy tưởng tượng nếu bạn đánh rơi một miếng bánh mì sandwich có phết bơ một mặt. Chắc chắn, đa phần miếng bánh sẽ rơi úp phần mặt có bơ xuống đất.
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
14 nguyên tắc trong định luật Murphy ra đời như nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống không hề bằng phẳng:
- Nguyên tắc 1: Một điều gì xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra.
- Nguyên tắc 2: Nói luôn dễ hơn làm.
- Nguyên tắc 3: Mọi việc thường diễn ra lâu hơn dự kiến.
- Nguyên tắc 4: Nếu có thể xảy ra sai sót, cái gây thiệt hại nhất sẽ sai.
- Nguyên tắc 5: Điều vốn không thể sai, nó vẫn cứ sai.
- Nguyên tắc 6: Nếu bạn dự đoán có 4 cách xảy ra sai sót trong quy trình, cách thứ 5 sẽ xảy ra.
- Nguyên tắc 7: Mọi điều đều có xu hướng đi từ tệ đến…tệ hơn.
- Nguyên tắc 8: Nếu bạn thấy mọi điều đang diễn ra tốt đẹp, hẳn bạn đã bỏ lỡ một điều gì đó.
- Nguyên tắc 9: Thiên nhiên luôn đứng về phe những lỗi sai tiềm ẩn.
- Nguyên tắc 10: Mẹ thiên nhiên thích xem ta như trò đùa.
- Nguyên tắc 11: Không thể hạn chế được những sai lầm do kẻ ngốc gây ra, bởi họ là những thiên tài.
- Nguyên tắc 12: Nếu bạn đang rất muốn làm một điều gì đó, sẽ có hàng đống các thứ khác cần làm trước đó.
- Nguyên tắc 13: Mọi giải pháp đều tạo ra vấn đề mới.
- Nguyên tắc 14: Điều gì đó không thể tự sai, ai đó sẽ xuất hiện và làm cho nó bị sai.
Vì sao định luật Murphy luôn đúng?
Chắc bạn chưa biết: Nhà hát Opera Sydney dự đoán sẽ hoàn thành năm 1963, nhưng mãi đến năm 1973 mới hoàn thành. Tổng kinh phí xây dựng là 102 triệu USD, trong khi dự kiến chỉ 7 triệu USD. (Nguyên tắc Murphy 2, 3)
Người ta nói tàu Titanic là con tàu “không thể chìm” và cuối cùng nó vẫn chìm. (Nguyên tắc Murphy 5)
Để hạn chế sai sót khi chuyển khoản bằng ebanking, chỉ cần bạn nhập đúng số tài khoản thì tên chủ tài khoản sẽ tự động hiện lên. Tôi tin vào điều đó cho đến khi bản thân chuyển nhầm tiền cho người khác. (Nguyên tắc Murphy 11, 14)
Có nhiều người bật cười khi lần đầu nghe đến thí nghiệm “bánh bơ”. Hãy ngẫm lại, có phải rất nhiều lần vận xui cứ mãi theo đuổi bạn? Bạn có cảm giác vận xui cứ luẩn quẩn quanh mình và nhăm nhe “tấn công” bạn?
6 ngày trong tuần bạn đều mang ô bên người thì trời đẹp. Đến ngày cuối tuần, lúc đi bạn thấy trời quang mây tạnh nên quyết định để ô ở nhà. Và kết quả là bạn bị ướt như chuột.
Nguyên tắc Murphy cảnh báo, hãy hạn chế sai sót hết mức có thể nếu bạn không muốn tình huống xấu xảy ra. Vì chỉ cần có khả năng, việc xấu sẽ có cơ hội trở thành hiện thực.
Rất nhiều nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy. Họ cho rằng đây chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức. Người ta có xu hướng nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn, thế thôi!
Để chứng minh định luật Murphy sai, họ đã cố gắng nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong hấu hết các lĩnh vực và đều thất bại. Kết quả cho thấy những tình huống xấu lại có xác suất xảy ra cao hơn. Như trường hợp “bánh bơ” họ có làm thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.
Bài học rút ra
Nhiều người nhầm tưởng Murphy là định luật mang tính tiêu cực. Nhưng thực ra định luật này cho ta rất nhiều bài học:
Định luật dạy chúng ta không được chủ quan, làm gì cũng phải lường trước được điều xấu nhất có thể xảy ra. Khoa học đã chứng minh, cảm giác mất kiểm soát sẽ khiến ta căng thẳng. Nhờ tiên liệu trước những điều xấu, ta sẽ tự chuẩn bị tâm lý đối mặt với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sẽ không cần phải thốt lên những từ như “lỡ”, “nếu như” hay “giá như” nữa vì trước sau gì nó cũng sẽ xảy ra.
Ông bà ta cũng đã có rất nhiều câu răn đe tương tự “Murphy như: “Cẩn tắc vô áy náy”, hay “Nói trước bước không qua”.
Giải quyết vấn để triệt để thực ra chỉ là một lời nói dối. Vì khi giải quyết một vấn đề nào đó, tự khắc sẽ có một vấn đề khác nảy sinh (Nguyên tắc Murphy 13).
Khóa học Thiền tốt cho Tâm trí!
Chắc chắn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu thêm về định luật Murphy. Nó sẽ giải thích vì sao bạn hay gặp phải những điều xui xẻo như vậy trong cuộc sống. Đời mà, hãy bình tĩnh để đối mặt và giải quyết tất cả các vấn đề có thể xảy ra nhé! Bạn sẽ thấy cuộc đời mình thú vị hơn rất nhiều đấy!