Copywriter là gì? Những kỹ năng cần có của Copywriter là bao nhiêu là những điều bạn đang thắc mắc?
Để có những sản phẩm truyền thông trên mạng internet với nội dung đa dạng, phong phú trong cách thể hiện, đòi hỏi những Copywriter phải là những con người có bộ óc sáng tạo và đam mê với công việc Copywriting. Cụ thể:
Copywriter là thuật ngữ chỉ những người sáng tạo nội dung được viết nhằm mục đích tăng doanh thu, quảng cáo giúp người mua quan tâm đến các mặt hàng của bạn.
Nói một cách đơn giản, Copywriter là người tham gia sáng tạo nội dung ấn tượng, có tính lan tỏa hoặc kích thích mua hàng như ý tưởng hình ảnh, bài viết, infographic,…nhằm mục đích marketing và nâng cao thứ hạng SEO của trang web trên công cụ tìm kiếm Google.
→ Tham khảo: Content Writer là ai, họ làm gì?
Cách phân loại Copywriter
Có nhiều tiêu chí để phân loại Copywriter, dưới đây là cách phân loại dựa trên 2 tiêu chí:
Phân loại Copywriter dựa trên nội dung:
- Sale Letter Copywriter: Là những người có lối viết với văn phong tốt, chuyên viết các nội dung bài viết dài cho các lĩnh vực sale, chào hàng sản phẩm,…
- Creative/Advertising Copywriter: Là người chuyên viết các câu slogan, concept,… Tuy nội dung đơn giản nhưng yêu cầu cô đọng, ý nghĩa, trí sáng tạo cao để tạo điểm nhấn cho chủ đề.
- Digital copywriter: Những người này thường sử dụng câu chữ để thuyết phục khách hàng chuyển từ khách truy cập sang khách mua hàng bằng những bài copy điều hướng, social post,…
- Technical Copywriter: Là những người chuyên viết về các chủ đề công nghệ, kỹ thuật,.. Những người này bắt buộc phải có kiến thức chuyên sâu để đem đến những đánh giá chính xác nhất và tạo dựng được niềm tin của khách hàng. Bài viết phổ biến thường chú trọng đến review sản phẩm, PR sản phẩm,…
- SEO Copywriter: Với mục đích lên TOP tìm kiếm của Google, SEO Copywriter tập trung vào các bài viết có từ khóa, hiểu được cấu trúc bài viết chuẩn SEO và lên ý tưởng cho content của website.
- Inhouse Copywriter: Là những người có mức độ am hiểu về thương hiệu. Họ chuyên viết các bài về PR sản phẩm hoặc thông cáo báo chí.
- Publisher Copywriter: Là những người am hiểu nhiều nhất về độc giả nên phong cách làm việc chính của họ là chuyển hóa các thông tin các bài PR, content,.. thành những bài viết mà độc giả của họ có thể dễ dàng tiếp cận nhất.
Phân loại Copywriter theo địa điểm làm việc:
- Agency Copywriter: Là những người viết nội dung quảng cáo, lên ý tưởng,.. cho các công ty Agency trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo.
- Corporate copywriter: Công việc này chỉ những người làm việc tạo ra những nội dung cho một số công ty nhất định.
- Freelance Copywriter: Đây là những người làm việc theo dự án, công việc tự do nhưng sẽ không mang tính chất ổn định.
→ Tham khảo: 7+ sai lầm khi viết Content nhiều người mắc phải nhất!
Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình phát triển của Copywriter là gì?
Nếu muốn làm copywriter, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cơ hội việc làm và lộ trình phát triển của công việc này?
Cơ hội công việc của nghề Copywriter:
Công việc copywriter chịu rất nhiều áp lực từ khách hàng. Công việc của họ là lên những ý tưởng độc đáo, mới lạ để thuyết phục người tiêu dùng. Nhưng đây cũng là công việc có mức thu nhập khá cao nếu bạn trở thành Agency Copywriter.
Còn nếu bạn thích an toàn, có thể tìm những tuýp công việc cố định sẵn như Corporate Copywriter nhưng thu nhập sẽ thấp hơn. Hoặc bạn là người ưa khám phá và không thích ràng buộc, có thể lựa chọn Freelance viết bài để quản lý thời gian làm việc theo ý muốn.
Lộ trình nghề nghiệp:
Để thực hiện tốt đam mê trở thành những Copywriter với thu nhập cao và đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng, bạn phải trải qua lộ trình sau để dần tích lũy kinh nghiệm và tự tin làm việc:
Thực tập sinh Copywriter – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content Manager (quản lý nội dung hoặc một nhóm nhân viên sáng tạo nội dung) – Creative Director (giám đốc sáng tạo).
Làm Freelance CopyWriter tính lương như thế nào?
Khác với những copywriter có công việc ổn định và có thu nhập cụ thể thì freelance copywriter lại là công việc theo dự án, nên cách thức tính lương của đối tượng này tùy thuộc nhiều vào thỏa thuận của các bên. Dưới đây là một số căn cứ tính lương:
- Theo giờ: Lương = (Giá theo giờ) x (số giờ làm)
- Theo dự án: Tuỳ theo thoả thuận của 2 bên
- Theo phần trăm: Tính theo lượng sản phẩm bán ra.
Tổng hợp kiến thức Content từ A đến Z
Những kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter và hiểu lầm nên tránh
Biết Copywriter là gì chưa đủ, để làm tốt công việc này, bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản và những kỹ năng quan trọng bạn sau đây:
- Có nền tảng SEO tốt;
- Có khả năng xây dựng nội dung và cách viết hiệu quả;
- Am hiểu và cập nhập thường xuyên các thông tin trên internet;
- Am hiểu cơ bản về email marketing, photoshop và công cụ hỗ trợ Social Media;
- Có các kiến thức cơ bản về HTML.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều có những nhận định sai lầm về nghề này như:
- Copywriter phải là những người viết văn hay, có bằng cấp chính quy.
- CopyWriting và Content Writing là hai khái niệm giống nhau.
- Copywriter chỉ cần viết tốt và viết nhiều sẽ thành hay.
- Copywriter chỉ viết bài dùng cho mục đích tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm.
Hy vọng sau khi hiểu CopyWriter là gì? Phân loại, mô tả công việc, những kỹ năng quan trọng và cách tính lương của CopyWriter trên đây bạn đã hiểu hơn về công việc này. Trong tương lai bạn có muốn trở thành một CopyWriter chuyên nghiệp không? Hãy chia sẻ với Loan dưới comment nhé!