Mỗi khi chúng ta viết một bức thư hay một đơn từ đều có dòng chữ chân thành hoặc trân thành cảm ơn. Vậy 2 từ này có ý nghĩa giống nhau không? Khi nào dùng từ chân thành hoặc trân thành? Cách phân biệt giữa “ch” và “tr” là gì?
Chân thành cảm ơn là gì?
Chân thành cảm ơn là từ ngữ và cách nói trân trọng, biết ơn người đã giúp đỡ hoặc lời cảm ơn sâu sắc đến người khác trong văn hóa người Việt Nam ta.
Ví dụ: em xin chân thành cảm ơn lời góp ý của cô.
Trân thành cảm ơn là gì?
Trân thành cảm ơn là một câu vô nghĩa. “Trân thành” là một từ không có trong từ điển Tiếng Việt, “cảm ơn” là từ có ý nghĩa.
Chân thành cảm ơn hay trân thành cảm ơn đúng chính tả?
Theo như những định nghĩa, khái niệm nêu ở trên thì “chân thành cảm ơn” là từ đúng chính tả và có ý nghĩa.
Nếu trong văn nói, phát âm bình thường thì chúng ta có thể nhầm lẫn giữa hai từ này bởi cách phát âm giống nhau và người hiểu cũng có thể hiểu được ý tốt của mình. Nhưng nếu trong một văn bản hay bức thư nếu viết “trân thành cảm ơn” thì hoàn toàn sai chính tả và không đúng ngữ pháp.
Cách phân biệt “ch” và “tr” sao cho đúng chính tả
Để phân biệt rõ tại sao “chân thành” và “trân thành” lại khác nhau về ý nghĩa và chính tả thì phải biết các quy tắc về cách sử dụng vần “ch” và “tr”.
Vần “ch” trong từ thuần Việt được sử dụng với thanh dấu “huyền”, “ngã”, “nặng”.
Vần “tr” trong từ Hán Việt được sử dụng với thanh dấu “huyền”, “ngã”, “nặng”. Ví dụ: triều, trị, trực, trượng,…
Vần “tr” trong từ Hán Việt thường được sử dụng khi có nguyên âm “a”, “o”, “ơ”, “ư”. Ví dụ: trá, trạch, trà, trữ, trĩ, tróc, trở, trọc, trợ,…
Ngoại lê vần “ch” trong Hán Việt được sử dụng khi có nguyên âm “ư”: chức, chư, chương, chưởng, chướng, chứ.
Tiếng Việt thật giàu ý nghĩa và đa dạng! Trong ghi chép và cách phát âm thường bị xảy ra lỗi sai sót là chuyện dễ hiểu. Sau những cách phân biệt, khái niệm cụ thể về chân thành hay trân thành cảm ơn thì chúng ta đã hiểu và biết cách tránh nhầm lẫn những lỗi chính tả cơ bản. Mong rằng bài viết đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.
Xem thêm: Cách phân biệt sai sót hay sai xót sao cho đúng chính tả