Câu hỏi:
Đặc điểm của nhà nước Văn Lang Âu Lạc là gì?
A. Bộ máy Nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua
B. Bộ máy Nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua
C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức Nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á
Đáp án đúng C.
Đặc điểm của nhà nước Văn Lang Âu Lạc là còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức Nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc, thị tộc.
Giải thích lý do chọn đáp án C:
– Quốc gia Văn Lang (VII – III TCN)
Kinh đô Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
Về tổ chức nhà nước, đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
Có thể thấy, tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.
– Quốc gia Âu Lạc (III – II TCN)
Tổ chức nhà nước Âu Lạc: không có nhiều thay đổi so với nhà nước Văn Lang. Tuy nhiên, quyền lực nhà vua được mở rộng hơn, có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.
Kinh đô Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). Lãnh thổ Âu Lạc mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn, Âu Lạc có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
Có thể thấy:
– Nhà nước Văn Lang đơn giản, sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.
– Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN.
Như vậy, tổ chức nhà nước đầu tiên của Văn Lang – Âu Lạc còn đơn giản sơ khai, nhưng đây là bộ máy nhà nước cai trị cả nước chứ không còn hình thức thị tộc, bộ lạc.