Các giai đoạn phát triển của gia đình có được vượt qua một cách thành công hay không là phụ thuộc vào hiệu lực phát triển gia đình thông qua việc điều chỉnh nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Các biến cố đột xuất và thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn phát triển có tính thách thức cao đối với khả năng thích nghi của gia đình.
Giai đoạn 1: Cá nhân trưởng thành, rời khỏi gia đình gốc
Nguyên lý cơ bản trong quá trình chuyển tiếp: Cá nhân đó dần dần có được các trách nhiệm đối với bản thân.
Các thay đổi:
- Cá biệt hóa bản ngã từ gia đình gốc.
- Phát triển mối quan hệ với người đồng trang lứa.
- Trở nên độc lập về tài chính và quyết định công việc.
Tổng hợp khoá học Online miễn phí!
Giai đoạn 2: Lập gia đình
Nguyên lý chuyển tiếp: Tham gia tạo lập một hệ thống mới.
Các thay đổi:
- Có gia đình riêng.
- Sắp xếp mối quan hệ với hai họ và với người ngoài (có xem xét tương quan với người đồng hôn phối).
Giai đoạn 3: Gia đình có con nhỏ
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận những thành viên mới xuất hiện trong hệ thống.
Các thay đổi:
- Điều chỉnh hệ thống sao cho có không gian và thời gian để chăm sóc con cái.
- Đảm đương các công việc gia đình, kiếm tiền, nuôi con.
- Sắp xếp lại các chức năng, vai trò đối với gia đình hai họ (bao gồm ông bà nội, ngoại).
Giai đoạn 4: Gia đình có con vị thành niên (thiếu niên)
Nguyên lý chuyển tiếp: Ranh giới gia đình cần uyển chuyển, chấp nhận dần tính độc lập của các con và thực trạng sức khoẻ yếu kém của ông bà.
Các thay đổi:
- Cho phép đứa con vị thành niên độc lập hơn. Hệ thống gia đình cũng “mở” hơn ra thế giới bên ngoài khi đứa con vị thành niên “đi đi, về về”.
- Vợ chồng có thể quan tâm trở lại đối vơi nhau và với công việc của mình
- Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ông bà nội ngoại.
Giai đoạn 5: Gia đình có con trưởng thành
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận những thay đổi lớn trong cơ cấu gia đình, có những người rời đi và có những người mới tiếp nhận vào hệ thống.
Các thay đổi:
- Tái sắp xếp lại đời sống vợ chồng khi các con đã lớn.
- Đối xử với con cái như những người lớn với nhau.
- Sắp xếp lại các mối quan hệ bao gồm cả việc trở thành thông gia, ông bà, v.v
- Đối đầu với sức khoẻ kém hoặc cái chết của ông bà nội, ngoại.
Giai đoạn 6: Gia đình lúc cuối đời (later life)
Nguyên lý chuyển tiếp: Chấp nhận sự chuyển đổi vai trò của các thế hệ.
Các thay đổi:
- Sức khoẻ bản thân giảm sút.
- Hỗ trợ cho thế hệ con trẻ.
- Có vị trí trong hệ thống dành cho người cao tuổi, truyền lại hiểu biết và kinh nghiệm
cho thế hệ sau (mà không làm thay chức năng con cháu). - Nghiệm lại chuyện đời …
- Đối diện với cái chết của bạn đời, bạn bè, chuẩn bị cho cái chết của chính mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ LÂM SÀNG: BS NGUYỄN MINH TIẾN & CLB TRĂNG NON
Sưu tầm: To Phuong Loan
Tham khảo: