Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Bình Định thuộc miền nào? Bình Định có bao nhiêu huyện, thị xã ? Quý độc giả hãy cùng khám phá những điều thú vị của miền đất này qua nội dung bài viết dưới đây.
Tỉnh Bình Định ở đâu?
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025 ki lô mét vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065km.
Cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km. Là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Bình Định nằm ở Trung tâm của trục Bắc – Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19).
Bình Định thuộc miền nào?
Bình Định thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam, cụ thể là thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Theo hướng Bắc – Nam, lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km và có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ rộng nhất 60 km và chỗ hẹp nhất 50 km).
Bình Định có địa hình tương đối phức tạp với địa hình thấp dần từ tây sang đông: phía tây là vùng núi rìa, phía đông là dãy Trường Sơn Nam, tiếp theo là vùng trung du và cuối cùng là vùng ven biển.
Địa hình vùng núi chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó độ cao trên 1.000 m có 11 đỉnh núi.
Vùng đồi: Với độ cao dưới 100m, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông.
Vùng đồng bằng: Địa hình đồng bằng của tỉnh phần lớn là các đồng bằng nhỏ có độ cao trung bình khoảng 25–50 m được hình thành do các yếu tố địa hình và khí hậu chứ không có dạng đồng bằng châu thổ, những đồng bằng này thường nằm ven biển, được ngăn cách với biển bởi các đồi cát, đầm phá hay các dãy núi hoặc nằm trên lưu vực các con sông.
Đồng bằng thuộc hạ lưu sông Côn là đồng bằng lớn nhất của tỉnh Bình Định.
Vùng ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát hình thành nên một dãy hẹp chạy dài ven biển với trung bình chiều rộng khoảng 2 km, quy mô hình dạng biến đổi theo thời gian.
Tỉnh Bình Định có bao nhiêu huyện?
Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Định:
– Thành phố: Thành phố Quy Nhơn. Năm 2010 thành phố Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại 1 theo Qyết định số 159/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
– 3 Thị Xã: Thị xã An Nhơn và thị xã Hoài Nhơn
– 8 huyện, gồm: An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh và Vĩnh Thạnh.
Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28 km2, dân số trên 284.000 người, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Đặc trưng khí hậu của tỉnh Bình Định
Vị trí địa lý và địa hình của tỉnh Bình Định đã chi phối đến các quá trình hình thành các đặc trưng khí hậu của tỉnh. Bình Định nằm ở miền Nam Trung bộ, thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: Ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 – 26,1°C; tại vùng duyên hải là 27°C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 – 27,9% và độ ẩm tương đối 79 – 92%.
Tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8.
Với 134 km bờ biển, Bình Định sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha, còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh năm tràn ngập ánh nắng: Quy Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội và nhiều đảo gần bờ: Nhơn Châu, Hòn Khô, Đảo Yến,…
Là nguồn tài nguyên to lớn cho sự phát triển các sản phẩm về du lịch nghỉ dưỡng biển.Bình Định còn nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa mà bản thân nó là những mốc son gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất huyền thoại này.
Là cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, vùng đất kinh đô của nhiều triều đại có bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa…
Bình Định còn là địa phương nổi tiếng với nghệ thuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi độc đáo. Đặc biệt còn nổi tiếng là miền đất võ với những làng võ, lò võ vang danh khắp xứ.
Nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú, là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của các dân tộc như: lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền, lễ hội chợ Gò…