Campaign là gì? Campaign trong Marketing chính là yếu tố tiên quyết phân biệt một thương hiệu phát triển nhanh chóng với một công ty đang kinh doanh trì trệ. Rất nhiều công ty nổi tiếng đã rất thành công trong thị trường đại chúng có tính cạnh tranh cao nhờ những campaign đánh trúng được tâm lý khách hàng.
Campaign là gì?
Campaign khi được dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là “chiến dịch”. Đây được hiểu là chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm thông qua các kênh khác nhau như truyền hình, đài phát thanh, in và Internet. Những chiến dich này sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu.
Chiến dịch được xem là thành công sẽ không chỉ dựa vào độ chịu chi cho quảng cáo mà còn là khả năng vận dụng các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp ra sao. Đối với thị trường cạnh tranh cao, các công ty có thể thường xuyên sử dụng các chiến dịch tiếp thị và những nguồn lực quan trọng để tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh số bán hàng.
Các chiến dịch sẽ được thiết kế có các mục tiêu khác nhau. Mục tiêu phổ biến là ra mắt sản phẩm mới, xây dựng hình ảnh, tăng doanh thu của sản phẩm đã có trên thị trường hoặc xử lý khủng hoảng khi làm giảm tác động của tin tức tiêu cực. Trước khi đưa ra chiến dịch cần xác định được mục tiêu của chiên dịch để khoanh vùng được chi phí cũng như lựa chọn được kênh tiếp thị phù hợp nhất.
Để thực hiện Campaign thành công, bạn cần làm gì?
Khi tiến hành chiến dịch tiếp thị cho doanh nghiệp thì khẩu hiệu nổi tiếng của Nike “Just Do It” chắc chắn là một lời khuyên tồi. Không nên cắm đầu vào thực hiện luôn một ý tưởng nào đó mà không lường trước được những tác hại mà có thể doanh nghiệp bạn sẽ phải hứng chịu.
Để chiến dịch tiếp thị thành công, dưới đây là những lưu ý các Marketer bạn cần tham khảo kỹ:
- Đánh giá chiến dịch tiếp thị đã phù hợp kế hoạch tổng thể chưa: Việc thực hiện bước này sẽ giúp bạn nhận ra đâu là thị trường mục tiêu và nên truyền tải thông điệp thế nào là tốt nhất.
- Xác đinh mục tiêu và đặt KPI cho chiến dịch tiếp thị: Ban nên hoạch định các tham số của mục tiêu tiếp thị. Trong đó, thời gian chính là thông số phổ biến nhất cần xem xét, tiếp đó đến tài chính, độ tiếp cận khách hàng mục tiêu, doanh thu…Công thức chúng chính là những gì bạn đạt được và chiến dịch sẽ tiến hành trong bao lâu.
- Cách đo lường độ thành công: Dựa vào số liệu nào sẽ giúp bạn xác định chiến dịch thành công hay không? Nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ được theo dõi bằng cách dùng Google Analytics. Nên xác định được cơ sở để đo lường cho bất kỳ số liệu nào bạn đã chọn. Đây là cách giúp bạn đo lường kết quả của chiến dịch.
- Xác đinh ngân sách cho chiến dịch tiếp thị: Chi phí bạn có thể bỏ ra sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chiến lược tiếp thị bạn chọn. Cần đưa ra được bản chi phí dùng cho tiếp thị. Hãy luôn tự hỏi bản thân rằng đây có phải cách tốt nhất, thuyết phục nhất để tiếp cận khách hàng không? Không nhất thiết phải chi tiêu quá nhiều tiền nhưng cần có bản kế hoạch chi tiêu chặt chẽ.
- Xác định kênh giao tiếp với khách hàng: Có rất nhiều kênh truyền thông nhưng không phải kênh nào cũng phù hợp thị trường mục tiêu. Nên bạn cần tỉnh táo để xác định những kênh truyền thông nào là phù hợp nhất. Cần có bản nghiên cứu kỹ về thói quen của thị trường mục tiêu khi bạn chọn kênh để tiếp cận họ. Những câu hỏi giúp bạn dễ xác định đó là: Khách hàng mục tiêu của bạn dành thời gian ở đâu? Họ thường hay sử dụng kênh tin tức nào để giao lưu, kết bạn và mua sắm?
- Lên timeline với hành động theo thời gian: Nên làm một Timeline chi tiết để biết nên làm gì khi nào. Việc xây dựng Timeline sẽ gia tăng đáng kể cơ hội bạn có, và nó cũng sẽ là cơ sở để đánh giá sự thành công của chiến dịch.
- Tiến hành thực hiện chiến dịch: Nên quay lại tiến trình kế hoạch hành động, kiểm tra các đầu mục, ra deadline hoàn thành sẽ giúp bạn bám sát được đúng mục tiêu đã đề ra và giúp chiến dịch trở nên hiệu quả hơn
- Đo lường kết quả chiến dịch: Trong suốt quá trình bạn hoàn toàn có thể đo lường độ thành công. Đặc biệt, khi chiến dịch kết thúc, hãy quay trở lại mục tiêu tiếp thị đề ra để đo lường những gì bạn đã chọn. Từ đó, đánh giá được chiến dịch thành công hay không.
- Điều chỉnh và sử dụng lại khi cần thiết: Sau khi đo lường được kết quả của chiến dịch tiếp thị, bạn sẽ quyết định được là nên áp dụng được chiến lược này cho tương lai không. Nếu chưa thành công được như mong muốn, bạn cần thực hiện một số sửa đổi nghiêm túc, thậm chí làm mới toàn bộ chiến dịch và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Một số thuật ngữ khác liên quan đến Campaign Marketing là gì?
Sau khi hiểu Campaign là gì thì sau đây là một số thuật ngữ liên quan đến Campaign Marketing mà các Maketer cần nắm rõ:
Advertising campaign
Advertising campaign được hiểu là chiến dịch quảng cáo chia sẻ một thông điệp hay ý tưởng nào đó nhằm tạo ra một chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp. Chiến dịch này sử dụng rất nhiều kênh truyền thông đa dạng trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó nhằm xác định được đối tượng.
Các chiến dịch được xây dựng nên để thực hiện một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu khác nhau. Những mục tiêu này chủ yếu là để thiết lập thương hiệu, nâng cao nhận thức về thương hiệu nhằm hợp tác hóa tỷ lệ chuyển đổi thành bán hàng. Để đảm bảo chiến dịch diễn ra hiệu quả, sẽ có 5 điều mà chiến dịch quảng cáo cần xem xét là truyền thông tiếp thị tích hợp; các kênh truyền thông; định vị; sơ đồ quá trình truyền thông; và các điểm tiếp xúc.
Digital Campaign
Phổ biến với cái tên là Digital Marketing, đây là các hoạt động Marketing sản phẩm hay dịch vụ sẻ dụng công nghệ số và có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được.
Chiến dịch này có tính tương tác cao và rất hiệu quả trong tăng độ nhận diện thương hiệu và giữ khách hàng. Việc xây dựng được vị thế trong tâm trí khách hàng sẽ góp phần gia tăng doanh số bán hàng.
Khác với Marketing truyền thống, Digital Marketing sử dụng công cụ kỹ thuật số, đặc biệt là Internet tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,…nên tốn ít chi phí, thời gian và công sức.
Tham khảo: Digital Marketing là gì?
IMC campaign
IMC Campaign là gì? Đó là chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng IMC campaign để phát triển một kế hoạch và chiến lược để phát sóng và quảng bá sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu.
IMC nổi bật lên như một chiến lược hữu ích để doanh nghiệp quản lý trải nghiệm của khách hàng trong thời đại kỹ thuật số. Các phương thức quảng cáo truyền thống như báo, bảng quảng cáo và tạp chí dù vẫn được lựa chọn nhưng không có nhiều tác dụng như những năm trước.
IMC sẽ giúp cho quá trình tiếp thị liền mạch đối với cả thương hiệu và người tiêu dùng. Chiến dịch sẽ cố gắng kết hợp tất cả các khía cạnh của tiếp thị thành một tổng thể gắn kết, bao gồm xúc tiến bán hàng; quảng cáo; quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp và thông qua truyền thông xã hội. Mục tiêu cuối cùng là đưa thông điệp thương hiệu đến người tiêu dùng theo cách thuận tiện nhất.
Viral campaign
Viral Campaign hay chiến dịch lan truyền. Đây là một thuật ngữ được phổ biến trong giới Marketing hiện nay. Chiến dịch này thuộc chiến lược kinh doanh sử dụng các mạng xã hội hiện có để quảng bá sản phẩm. Qua cái tên, chắc bạn cũng hiểu được phần nào cách truyền bá thông tin của Viral campaign là gì rồi phải không? Đó là việc chúng ta để người dùng giới thiệu sản phẩm với những người khác trong các mạng xã hội của họ.
Tham khảo: Viral Marketing là gì?
Phần lớn các quảng cáo lan truyền trực tuyến nổi tiếng thường được trả bởi một công ty tài trợ, được tung ra trên nền tảng riêng của họ như trang web của công ty hoặc hồ sơ truyền thông xã hội; hoặc qua YouTube. Và các phương tiện truyền tải được sử dụng phổ biến nhất giúp thông điệp dễ dàng lan truyền bao gồm dựa trên chuyển động, khuyến khích, xu hướng và bí mật.
Ngoài ra, trong Marketing còn có rất nhiều các thuật ngữ mang tính chuyên ngành cao gắn với Campaign mà bạn có thể tìm hiểu thêm như: Poster Campaign, PR Campaign, hay Sales campaign…
Loan hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu được Campaign là gì? Từ đó mở rộng được kiến thức và áp dụng được vào những chiến dịch tiếp thị sao cho hiệu quả nhất.
Đọc thêm: