Học thuyết tâm lý học là tiền đề và cơ sở trong quá trình tìm hiểu, giải thích các hiện tượng trong tâm lý học. Học thuyết chính là kim chỉ nam để các nhà tâm lý nghiên cứu và phát biểu lý luận.
Nhưng trước khi đi tìm hiểu các học thuyết tâm lý, chúng ta hãy cùng trả lời câu hỏi:
Học thuyết tâm lý là gì?
Học thuyết là tập những giả thuyết, nguyên nhân và dự đoán kết quả.
Ví dụ, trong vật lý học thuyết là phương trình toán học lý giải những nguyên nhân, hiện tượng vật lý. Giả sử Newton sử dụng phương trình thể hiện các trọng lực khiến hành tinh của chúng ta chuyển động.
Hay trong sinh học, học thuyết là những mô tả về cơ chế hoạt động, cách kết hợp của các bộ phận.
Tương tự như vậy, học thuyết tâm lý là những mô tả cơ chế, quan sát hành động và đi đến kết luận về hành vi, nhận thức, thậm chí là tiềm thức của con người.
6 học thuyết tâm lý học hiện đại nổi tiếng
Dưới đây là những học thuyết tâm lý nổi tiếng, từng vang danh một thời với những công trình nghiên cứu được chứng minh:
1. Học thuyết tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi có đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người, bỏ qua yếu tố ý thức, nhận thức và di truyền. Nhà tâm lý thực hiện nghiên cứu bằng việc quan sát và tiến hành thực nghiệm.
Tìm hiểu chi tiết hơn về: Tâm lý học hành vi và 10+ ứng dụng trong cuộc sống
Cha đẻ của thuyết tâm lý học hành vi là J.Watson, và 3 giai đoạn phát triển của học thuyết này là: Cổ điển, thuyết tâm lý hành vi của J.Watson và hậu hành vi.
2. Phân tâm học
Phân tâm học là một trong những học thuyết tâm lý nổi tiếng, nói về việc tâm lý con người chúng ta giống như tảng băng trôi. Chúng ta chỉ quan sát và nhìn thấy được 1 phần nổi trên bề mặt nước, còn phần lớn nội tâm chìm sâu dưới đại dương.
Chính phần chìm ấy mới là nhân tố tạo nên tính cách và tâm lý của chúng ta.
Phân tâm học đề cập đến vô thức bao gồm:
- id: cái ấy
- ego: cái tôi
- super ego: cái siêu tôi
Khi cái ấy và cái siêu tôi liên tục mâu thuẫn thì cái tôi phải tìm cách hoà giải. Nếu không dàn xếp được, chúng ta sẽ sinh lo âu.
Bên cạnh đó, phân tâm học đề cập đến phức hợp Oedipus: Các bé gái thường có tình cảm với cha, các bé trai có tình cảm với mẹ.
SÁCH TÂM Lý HỌC CÓ GIÁ SIÊU TỐT!
Tuy nhiên, phân tâm học của Sigmund Freud đã gặp không ít trở ngại khi đề cập đến những yếu tố tình dục và gây nhiều tranh cãi thời điểm đó.
3. Học thuyết tâm lý học nhận thức
Học thuyết tâm lý học nhận thức nhận định rằng tâm trí là thứ điều khiển hành động của con người. Chúng ta sử dụng bộ nhớ, sự chú ý, nhận thức, tư duy,…để xử lý thông tin qua 3 giai đoạn:
- Mã hoá
- Lưu trữ
- Truy xuất (phản ứng)
Học thuyết này đóng góp một phần không nhỏ trong thí nghiệm nghiên cứu hành vi con người, ứng dụng trong trị liệu nhận thức và tâm lý học tội phạm.
Đọc bài: Tâm lý học nhận thức
4. Tâm lý học nhân văn
Học thuyết tâm lý học nhân văn cho rằng: Chúng ta là người chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình. Con người phải luôn tiến bộ, thay đổi để hoàn thiện bản thân.
Cha đẻ của học thuyết này là Carl Rogers và Abraham Maslow.
Trong đó, Maslow nổi tiếng với tháp nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu về: Sinh lý, an toàn, giao tiếp xã hội, được tôn trọng và tính thể hiện.
Còn Carl Rogers cho rằng nhân cách ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc và cuộc đời của mỗi người. Nếu bạn có nhân cách tốt cùng lý tưởng sống đúng đắn, bạn sẽ luôn hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm: Hiệu ứng Pygmalion là gì? Ứng dụng trong giáo dục và quản lý nhân viên
5. Học thuyết sinh học
Học thuyết sinh học thì cho rằng suy nghĩ, hành vi và cảm giác của con người có nguyên nhân từ yếu tố sinh học. Nó cũng là tiền đề cho các nghiên cứu về di truyền, hormone, não bộ, hệ thống thần sinh, miễn dịch,…
Những nhà tâm lý học theo chủ nghĩa sinh học nhận định gen gây ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Cụ thể là DNA thừa hưởng từ cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi của con trẻ.
Bên cạnh đó, các yếu tố sinh học về giới tính, hormone cũng ảnh hưởng đến hành vi. Não bộ là cơ quan chính điều khiển hoạt động và phản ứng của cơ thể.
Học thuyết này là tiền đề cho các nghiên cứu về các bệnh lý thần kinh phát triển và tiến bộ, đặc biệt là trong việc sử dụng thuốc để ức chế các chất dẫn truyền thần kinh gây ra các biểu hiện bất thường ở người.
6. Thuyết giao thoa văn hóa
Học thuyết giao thoa văn hoá nói rằng hành vi, suy nghĩ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi văn hoá. Ví dụ tâm lý hành vi của người ở xã hội theo chủ nghĩa cá nhân sẽ khác với người ở xã hội theo chủ nghĩa tập thể.
Học thuyết này cho rằng những người sống trong tập thể thường có xu hướng ít cố gắng và ngược lại.
Tổng hợp khoá học Online miễn phí!
Trên đây là những chia sẻ về các học thuyết tâm lý học hiện đại nổi tiếng. Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về tâm lý học.