Giải đáp thắc mắc về lỗi chính tả sát nhập hay sáp nhập. Nhìn sơ qua thì sát nhập hay sáp nhập có vẻ khá giống nhau. Đôi khi thuận miệng đọc nên mọi người thường bị mắc lỗi nói sai chính tả 2 từ này. Để tìm hiểu xem từ nào đúng chính tả nhất chúng ta hãy cùng nhau phân tích ý nghĩa và đưa ra một số ví dụ cụ thể nhé.
Sát nhập là gì?
Sát theo nghĩa Hán Việt là giết, tàn sát, sát hại
Nhập là nhập lại, nhập hàng…
Nếu ghép 2 từ “sát” và “nhập” lại với nhau sẽ ra một từ vô nghĩa và sai ngữ pháp.
Sáp nhập là gì?
Sáp là gắn kết, lắp ráp, ghép lại.
Nhập là nhập lại, nhập hàng, gộp lại,…
“Sáp nhập” mang ý nghĩa sự gắn kết, gộp lại thành một của 2 sự vật, sự việc, cá thể nào đó.

Sát nhập hay sáp nhập sao cho đúng chính tả
Về ý nghĩa của 2 từ sát nhập hay sáp nhập được phân tích ở trên thì “sáp nhập” mới là từ đúng chính tả và ngữ pháp nhất. Còn “sát nhập” hoàn toàn vô nghĩa và sai chính tả.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể về chính tả của 2 từ sát nhập hay sáp nhập.
Hai công ty chuẩn bị được “sáp nhập” lại thành một. (Đáp án đúng).
“Sát nhập” các doanh nghiệp lại với nhau. (Đáp án sai).
Thủ tục về “sát nhập” pháp nhân đã hoàn thành. (Đáp án sai).
Hai tổ dân phố được “sáp nhập” thành một cụm. (Đáp án đúng).

Cách khắc phục lỗi sai chính tả sát nhập hay sáp nhập
Vì Việt Nam có rất nhiều vùng miền và đặc trưng giọng nói khác nhau, cùng với việc phát âm, giao tiếp khác hoàn toàn với văn viết nên mọi người thường nhầm lẫn sát nhập với sáp nhập. Nếu như trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thuận miệng nói sai chính tả nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa nhưng trong văn viết thì dùng từ sát nhập là hoàn toàn sai chính tả đó nhé.
Để khắc phục điều này, mọi người cần phải đọc nhiều sách báo hơn, là nắm rõ được ý nghĩa của các từ và tham khảo từ điển Tiếng Việt những từ mình chưa biết.
Vốn dĩ 2 từ này đọc nghe rất xuôi tai nên mong rằng qua bài viết sát nhập hay sáp nhập bạn có thể phân biệt rõ từ nào mới là đúng chính tả. Hãy tham khảo thật kĩ những nội dung, ví dụ để bạn không bị mắc vào những lỗi sai ngữ pháp cơ bản khi phát âm và viết nữa nhé.
Xem thêm: Trân trọng hay chân trọng đúng chính tả