Tiếng Việt rất giàu có và đa dạng. Cũng với một từ đó nhưng khác về vần “tr” và “ch” cũng làm biến đổi đi ý nghĩa. Vậy trân trọng hay chân trọng mới là từ đúng chính tả? Bài viết sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này cùng với những khái niệm, quy tắc phân biệt đúng nhất.
Trân trọng là gì?
Để có thể hiểu hết ý nghĩa của từ “trân trọng” thì chúng ta hãy phân tích từng từ một.
Trân là trân quý
Trọng là coi trọng, quan trọng.
Vậy “trân trọng” là thể hiện sự quý trọng, tôn trọng, trân quý một sự vật, sự việc hoặc một người nào đó. Trong văn viết và văn nói “trân trọng” là đề cao, tôn trọng một vấn đề nào đó.
Chân trọng là gì?
“Chân trọng” là một từ vô nghĩa bởi:
Chân là chân lý hoặc bộ phận cơ thể người.
Trọng là coi trọng, quan trọng.
Nếu ghép 2 từ này vào với nhau thì hoàn toàn không có ý nghĩa. Từ “chân trọng” không có trong từ điển Tiếng Việt.
Phân biệt trân trọng hay chân trọng là đúng chính tả.
Theo những khái niệm của 2 từ này được nêu ở trên. Thì “trân trọng” là từ có ý nghĩa thể hiện sự quý trọng, nâng niu, tôn trọng của mình đối với một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó. Còn từ “chân trọng” hoàn toàn sai chính tả và ngữ pháp.
Để phân biệt rõ về lỗi chính tả của từ “trân trọng” và “chân trọng” ta sẽ có những ví dụ:
Tôi rất “trân trọng” món quà sinh nhật này. (Đáp án đúng).
“Chân trọng” kính mời mọi người. (Đáp án sai).
Tôi rất “chân trọng” những bài học của mẹ tôi dạy tôi. (Đáp án sai).
Xin được gửi lời cảm ơn “trân trọng” nhất đến tất cả mọi người. (Đáp án đúng).
Quy tắc sử dụng vần “tr” và “ch” trong Tiếng Việt.
Tiếng Việt rất nhiều ý nghĩa và nhiều quy tắc khi sử dụng. Để biết rõ được trân trọng hay chân trọng là đúng chính tả chúng ta cần phải có những quy tắc sử dụng vần “tr” và “ch”.
Những từ thuần Việt có thanh dấu “ngã”, “nặng”, “huyền” thường được đi liền với vần “ch”.
Những từ Hán Việt có thanh dấu “ngã”, “nặng”, “huyền” thường được đi liền với vần “tr”.
Những từ Hán Việt có nguyên âm “a”, “o”, “ơ”, “ư” đa số sẽ đi liền với vần “tr”. Ví dụ: trạch, trá, trữ, trực, trá, trọc, trợ,…
Những từ Hán Việt có nguyên âm “ư” rất ít từ đi cùng với vần “ch”. Ví dụ: chư, chức, chương, chướng, chứ, chưởng.
Sau bài viết này, mong rằng bạn sẽ không còn mắc phải những lỗi chính tả cơ bản như trân trọng hay chân trọng nữa nhé. Và nhớ rằng, khi muốn gửi một lời cảm ơn hay thể hiện sự yêu quý, tôn trọng ai đó thì hãy nhớ sử dụng từ “trân trọng”.
Xem thêm: Cách phân biệt trú trọng hay chú trọng đúng chính tả