Trong văn viết, chúng ta thường hay bị nhầm lẫn chính tả với những từ phát âm giống nhau. Đọc thoáng qua có vẻ giống nhau nhưng về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau đó nhé. Một trong những lỗi sai chính tả thường gặp chính là giang tay hay dang tay. Cách phân biệt 2 từ này gì?
Giang tay là gì?
“Giang” là giang sơn, giang hồ.
“Tay” là bộ phận cơ thể người.
Nếu ghép 2 từ này với nhau sẽ tạo ra một từ vô nghĩa. Chính vì vậy, “giang tay” là cách viết sai chính tả và không có trong từ điển Tiếng Việt.
Dang tay là gì?
“Dang tay” là một từ đúng chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt và có nhiều cách hiểu khác nhau.
“Dang” là hành động di chuyển và mở rộng mọi hướng trái, phải, lên, xuống.
“Tay” là bộ phận cơ thể người.
“Dang tay” nghĩa đen là hành động mở rộng vòng tay hoặc che chở, ôm một ai đó
“Dang tay” nghĩa bóng là chỉ sự giúp đỡ, cứu giúp ai đó trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
Một số ví dụ giang tay hay dang tay
Còn rất nhiều người cảm thấy rắc rối về cách dùng của 2 từ này. Thông qua một số ví dụ sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn.
“Giang tay” đón chào ngày mới. (Đáp án sai).
Anh ấy “dang tay” ôm chặt lấy tôi. (Đáp án đúng).
Cảm ơn những người đã “dang tay” cứu giúp tôi trong lúc bế tắc. (Đáp án đúng).
Nguyên nhân nhầm lẫn và giải pháp viết đúng chính tả “gi” và “d”
Lỗi chính tả còn xuất phát do tiếng nói của các vùng miền khác nhau và có đặc trưng riêng. Và nguyên nhân chính là do cách phát âm 2 từ này na ná nhau và khi chúng ta ít dùng văn viết sẽ dẫn đến việc quên và nhầm lẫn.
Để khắc phục những lỗi chính tả này bài viết sẽ đưa ra những tính chất, dấu hiệu của vần “gi” và “d” và ví dụ cụ thể.
Trong từ láy vần “gi” và “d” không được sử dụng chung với nhau. Ví dụ: dạt dào, giặt giũ.
Cách viết đúng chính tả vần “d”:
Vần “d” thường đi với những từ láy có phụ âm đầu là “l”. Ví dụ: lim dim, lò dò.
Vần “d” trong Hán Việt thường đi chung với những từ có thanh dấu “nặng” và “ngã”. Ví dụ: diện mạo, dã thú.
Cách viết đúng chính tả vần “gi”:
Vần “gi” thường đi với những đi chung với những từ có thanh dấu “huyền”, “hỏi” và từ có phụ âm đầu là “a”. Ví dụ: giả thuyết, già dặn, gia tộc.
Vậy là bạn đã biết cách đọc và viết từ giang tay hay dang tay như nào cho đúng chính tả rồi đúng không? Hãy đọc bài viết để biết thêm kiến thức bổ ích để có thể viết đúng chính tả, cách dùng từ sao cho phù hợp ngữ cảnh.
Xem thêm: Suôn sẻ và suông sẻ từ nào đúng chính tả?