Content writer là gì? Hay họ là ai? Họ làm công việc gì? Rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm công việc Content Writer và CopyWriter ngày. Vì thế, hãy cùng Loan tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
Content Writer là người sáng tạo nội dung có giá trị để phục vụ mục đích cụ thể như: Thu hút khách hàng, bán hàng, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ thông tin, tiếp thị truyền thông, tăng độ nhận diện thương hiệu,…Cụ thể:
Mô tả công việc của Content Writer
Công việc chính của Content Writer là nghiên cứu chủ đề cần viết, tìm kiếm và tổng hợp thông tin. Để từ đó có ý tưởng sáng tạo một nội dung mới, thu hút dựa trên kiến thức cơ sở của ngành.
Sau khi có ý tưởng, bạn sẽ bắt tay vào viết sao cho chất lượng và hay nhất có thể. Tiến hành đọc, duyệt, chỉnh sửa nội dung trước khi cho xuất bản. Với một số ngành nghề có yêu cầu cao, bài viết của Content Writer sẽ được kiểm duyệt kỹ lưỡng về nội dung, các hành văn, hình ảnh, thông điệp, thậm chí font chữ.
→ Tham khảo: Cách viết bài chuẩn SEO chi tiết!
Tất cả hướng đến mục tiêu quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp, bán hàng hoặc phục vụ hoạt động SEO website.
Công việc hàng ngày của Content Writer
- Nghiên cứu từ khoá, lên dàn ý và viết bài;
- Chia sẻ nội dung trên mạng xã hội;
- Đề xuất các chủ đề nội dung mới;
- Chăm sóc nội dung cho website, fanpage.
KPI của vị trí Content Writer
- Đảm bảo số lượng bài viết/tháng;
- Đảm bảo một lượng tương tác trên mỗi bài viết: Số lượng like, comment, chia sẻ, đăng ký nhận bài mới;
- Hỗ trợ SEO website;
Yêu cầu công việc
Khi tuyển dụng Content Writer, yêu cầu của công ty thường là:
- Có kinh nghiệm viết bài, hoặc đã từng làm cộng tác viên viết bài cho các báo, agency về quảng cáo.
- Có khả năng viết tốt, đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành
- Luôn cập nhật xu hướng trên mạng xã hội
- Có thể chịu áp lực, chịu khó, kiên trì
- Có tinh thần teamwork
- Sử dụng thành thạo internet
- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm như: Word, Excel, Powerpoint, Photoshop, Google Drive,…
Tổng hợp kiến thức Content từ A đến Z
Mức lương vị trí Content Writer
- Content làm việc tại công ty: Với những vị trí content làm tại công ty, mức thu nhập trung bình hiện nay là từ 8.000.000đ – 15.000.000đ/tháng
- Freelancer Content Writer: Với những bạn làm Content Freelance, mức thu nhập không cố định. Tùy thuộc vào bạn viết nhiều hay ít, bạn thỏa thuận được với khách mức lương như thế nào. Trung bình là 50.000đ – 100.000đ/1000 từ hoặc theo dự án.
Một số kỹ năng cần có của Content Writer là gì?
Ngoài những yêu cầu cơ bản như trên, để trở thành Content Writer giỏi, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như:
1. Hiểu về SEO và Digital Marketing
Vì Content chính là một phần của Marketing và SEO nên bạn nhất định phải tìm hiểu về 2 lĩnh vực này. Khi hiểu về SEO, bạn sẽ biết cách viết bài chuẩn SEO, biết cách onpage hiệu quả. Khi hiểu về Marketing bạn sẽ biết các truyền tải thông điệp trong từng câu chữ. Để từ đó tối ưu website trên công cụ tìm kiếm, tăng khả năng chốt đơn, thu hút khách hàng tiềm năng.
2. Liên tục cập nhật xu hướng và sáng tạo hơn nữa khi viết
Không nên “an phận” với những gì mình đã có. Nghề viết phục vụ người đọc nên chúng ta cần “dõi theo” đọc giả và nắm bắt được cái họ cần, thứ họ muốn đọc, muốn xem. Nội dung phong phú, cuốn hút, bắt trend và đúng insight khách hàng chính là chìa khoá thành công của nghề viết.
3. Biết thiết kế đồ họa cơ bản
Với khả năng thiết kế cơ bản trên Photoshop hoặc phần mềm tương tự, bạn chắc chắn sẽ “ghi điểm” với nhà tuyển dụng. Một bài viết sẽ thu hút và hiệu quả hơn khi lồng ghép hình ảnh bắt mắt, video lôi cuốn, phù hợp với nội dung.
Bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí Content Writer
Một số câu hỏi sẽ thường được đặt ra trong các buổi phỏng vấn vị trí Content Writer là:
- Bạn đã có kinh nghiệm viết lâu chưa? Bạn hay viết chủ đề gì? Chủ đề nào là thế mạnh của bạn?
- Bạn sẽ làm gì để nội dung của mình được người đọc và tương tác?
- Khi viết bài quảng cáo trên Facebook, Google cần chú ý điều gì?
- Văn phong của bạn là như thế nào? Bạn có thường xuyên thay đổi cách hành văn trong bài viết không?
- Theo bạn, Content Writing và Copywriting có gì khác nhau?
- Bạn có biết về Inbound Marketing? Bạn đã tham gia chiến dịch Marketing nào chưa? Hãy kể lại.
- Bạn có những công cụ hoặc kỹ năng bổ trợ cho nghề viết không?
Freelance Content Writer tìm việc như thế nào?
Đầu quân cho các công ty không phải con đường duy nhất để Content Writer lựa chọn. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể nhận dự án về làm với danh nghĩa là Freelancer cung cấp dịch vụ viết bài SEO.
Bạn vẫn băn khoăn vì sợ Freelancer sẽ không có việc đều như khi làm việc ở công ty? Thực tế là điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và quyết tâm của bạn.
Nếu bạn coi nghề viết là nghề chính và nhất định phải tìm việc, bạn sẽ biết cách tìm và tiếp cận với người tuyển dụng. Một số kênh mà bạn có thể tham khảo là:
- Các trang web dành cho Freelancer: Freelancer.com, Fiverr.com, Vlance.vn, Freelancerviet.vn,…
- Tham gia các cộng đồng tuyển dụng Freelancer, cộng tác viên trên Facebook. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lên Facebook và gõ từ khoá “CTV viết bài”, “Freelancer”, “Việc làm content”,…là sẽ trả về rất nhiều kết quả cho bạn tha hồ lựa chọn.
Phân biệt Copywriter và Content Writer
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Copywriting và Content Writing. Tuy nhiên, mục đích viết của hai công việc này rất khác nhau. Cụ thể:
- Copywriter à những người viết nội dung hướng đến mục đích lên ý tưởng nội dung bài viết ngắn, bài viral lan tỏa, slogan ấn tượng, bài tiếp thị, quảng cáo sản phẩm để phục vụ hoạt động bán hàng ngay tại thời điểm đó.
- Content Writer sẽ tập trung vào các nội dung nhằm chia sẻ thông tin, giới thiệu chi tiết sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút đối tượng khách hàng, giúp họ yêu thích đối với thương hiệu và trở thành khách hàng tiềm năng.
→ Để hiểu về Copywriting hơn, hãy đọc bài viết: Công việc của Copywriter là gì?
Có thể học Content Writing ở đâu?
Tại Việt Nam, bạn sẽ không thể tìm được một trường nào đào tạo riêng biệt về lĩnh vực Content Writing. Tuy nhiên, nếu yêu chuộng công việc này, bạn có thể học thông qua các lĩnh vực liên quan như Digital marketing, ngoại ngữ,..
Bên cạnh đó, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm và kiến thức nghề nghiệp thông qua các khóa học rèn luyện kỹ năng viết, đọc nhiều sách liên quan đến kiến thức Marketing hoặc thông qua các trang web như: Cuộc sống Agency, Time Universal, Seongon, Vinalink, GTV,…
Nếu bạn muốn có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo cho công việc, có thể ghé thăm những trang web, fanpage vui nhộn, thu hút nhiều người quan tâm để tìm ra những ý tưởng thú vị và mới mẻ. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm những công việc thực tập sinh hoặc một vài công ty không đòi hỏi kinh nghiệm để bổ sung những kiến thức bổ ích cho bản thân!
Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu Content Writer là gì, họ là ai, họ làm gì,… Nếu bạn muốn trở thành một Content Writer trong tương lại, đừng quên tham khảo bài viết: