Trong các biện pháp tu từ chúng ta được học thì ẩn dụ là một trong những kiến thức khó và dễ bị nhầm lẫn nhất. Để khắc phục và giúp bạn có thể hiểu cũng như vận dụng một cách dễ dàng nhất, bài viết sẽ giúp các bạn tìm hiểu Ẩn dụ là gì? các kiểu phân biệt và nhận biết của biện pháp ẩn dụ.
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm gọi tên một sự vật, sự việc nào đó dựa trên những nét tương đồng (màu sắc, trạng thái,…). Ngoài ra, ẩn dụ để tăng tính gợi cảm, gợi hình cho sự vật, sự việc.
Ví dụ về ẩn dụ:
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”: Câu thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” chỉ hình ảnh quen thuộc của vùng quê việt nam xưa, đồng thời còn chỉ sau lưng người lính, người chiến sĩ luôn có có quê hương thương nhớ.
Phân biệt cách hình thức ẩn dụ
Ẩn dụ có 4 hình thức, mỗi hình thức đều có một tác dụng và ý nghĩa riêng của nó.
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ hình thức sử dụng với mục đích dựa trên các nét tương đồng của sự vật, sự việc nào đó để gợi hình, gợi cảm nhưng vẫn được ẩn đi một phần ý nghĩa.
Ví dụ về ẩn dụ hình thức:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh.”
Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “làn thu thủy”, “nét xuân sơn” dòng nước mùa thu để nói về đôi mắt trong trẻo, xanh biếc và cặp chân mày tựa nét núi mùa xuân của Thúy Kiều.
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ cách thức được sử dụng với mục đích diễn đạt một vấn đề nào đó một cách nhiều ý nghĩa.
VÍ dụ về ẩn dụ cách thức:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Câu thành ngữ ẩn dụ hình ảnh thành quả và công lao của người lao động thông qua “quả”, “kẻ trồng cây”.
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ phẩm chất là sử dụng những nét tương đồng của phẩm chất sự vật, hiện tượng này để nói lên phẩm chất của sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ về ẩn dụ phẩm chất:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là nghĩa đen mặt trời của tự nhiên soi sáng mọi vật. Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai ẩn dụ với sự sống mãi với dân tộc của Hồ Chí Minh, bác là người soi sáng cho con đường cách mạng.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gợi hình, gợi cảm, miêu tả những đặc điểm tính chất của sự vật, sự việc chuyển từ giác quan này sang giác quan khác.
Ví dụ về ẩn dụ CĐCG:
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.”
Hình ảnh “tiếng chim kêu” là thính giác chuyển sang “sáng” là thị giác ý chỉ khu rừng luôn vang vọng, sống động nhờ tiếng chim.
Tác dụng của biện pháp ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ thường được sử dụng nhiều trong các bài văn, bài thơ nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc, giúp phần nâng cao giá trị, ý nghĩa của câu văn, câu thơ. Nếu một câu trần thuật hay miêu tả đơn giản có sử dụng biện pháp ẩn dụ thì sẽ mang nhiều giá trị và giàu cảm xúc hơn rất nhiều, đồng thời còn thể hiện được tài năng của người viết.
Cách phân biệt giữa ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng
Chúng ta phải có những lưu ý và những cách nhận biết để không bị nhầm lẫn giữa ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng.
Ẩn dụ tu từ là mang tính chất cá thể, lâm thời dùng để nêu giá trị, ý nghĩa trong một sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ẩn dụ từ vựng là cách nói phổ biến và mang ít giá trị ý nghĩa hơn ẩn dụ tu từ. Ví dụ như cổ áo, cổ chai, mũi thuyền,…
Biện pháp tu từ ẩn dụ vô cùng đa dạng và nhiều khái niệm, ý nghĩa ẩn dụ là gì?. Muốn biết được những hình thức của ẩn dụ chúng ta phải có những ví dụ đi kèm và rèn luyện các bài tập đặt câu và phát hiện tác dụng, ý nghĩa. Bài viết sẽ đưa ra nhiều kiến thức bổ ích, mong rằng những biện pháp tu từ ẩn dụ không còn là một trở ngại trong việc học tập của bạn nữa.
Xem thêm: Cẩu lương là gì? Ăn cẩu lương nghĩa là gì?