KOL là gì? Làm sao để trở thành một KOL chuyên nghiệp, được nhiều người săn đón? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những điều đó và giúp bạn phân biệt KOL và Influencer xem họ có gì khác nhau?
KOL là gì?
KOL là viết tắt của từ Key Opinion Leader. Dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là “người có sức ảnh hưởng” hay “người dẫn dắt được dư luận chủ chốt”.
Thuật ngữ này dùng để ám chỉ những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tới một cộng đồng nào đó. KOLs thường nhận được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo nhiều người thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, báo chí,…
Đó có thể là những ngôi sao ca nhạc, diễn viên, beauty blogger, Vlogger, YouTuber, v.v… Họ luôn có một lượng lớn người theo dõi và có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng này. Họ hay chia sẻ nhiều khía cạnh liên quan đến lĩnh vực đang làm và có nhiều kiến thức, chuyên môn tốt về lĩnh vực đó.
Sức lan tỏa của KOLs là rất lớn nên là bộ phận quan trọng trong các chiến dịch Marketing được các nhãn hàng nhắm đến. Chính vì thế, KOLs uy tín, giữ được hình ảnh đẹp sẽ thường xuyên nhận được các hợp tác quảng cáo sản phẩm đến từ các nhãn hàng lớn nhỏ.
Phân loại KOL
KOL sẽ được phân làm 3 loại chính như sau:
1. Celeb
Celeb là từ viết tắt của “Celebrity” nghĩa là những người nổi tiếng như các ca sĩ, diễn viên điện ảnh, cầu thủ bóng đá, những doanh nhân thành đạt, hay người của công chúng có sức hút với truyền thông và tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Họ có thể là gương mặt đại diện cho các nhãn hàng hay đại sứ thương hiệu.
Ví dụ:
- Các Celeb nổi tiếng thế giới là: Taylor Swift, Justin Bieber, Lisa (Blackpink), BTS…
- Các Celeb nổi bật tại Việt Nam chính là: Mỹ Tâm, Sơn Tùng – MTP, Hồ Ngọc Hà, Hà Anh Tuấn,…
2. Influencer
Influencer là những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Họ đến từ nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, thậm chí không thuộc bất kỳ một ngành nghề nào. Không chỉ giới hạn là những diễn viên, ca sĩ, doanh nhân, blogger, vlogger mà bất cứ người nào dùng mạng cũng có thể biến mình trở thành một Influencer.
Ví dụ: Sơn Tùng – MTP, Changmakeup, Trấn Thành, Ninh Dương Lan Ngọc, Trinh Phạm,…
→ Tham khảo: Influencer là gì? Tìm hiểu về nghề Influencer từ A đến Z!
3. Mass seeder
Nếu Celeb và Influencer có lượng người theo dõi đông đảo và sức ảnh hưởng rộng rãi thì Mass seeder có lượng người theo dõi ít hơn và có ảnh hưởng đến một nhóm khách hàng nhỏ.
Có thể nhiều người không mấy tin tưởng những lời quảng cáo đến từ các Celeb và Influencer nhưng lại dễ tin vào những lời giới thiệu đến từ Mass seeder. Do cách tiếp cận của nhóm này chân thật và thân thiện hơn. Mass seeder góp thành công không nhỏ trong việc lan tỏa, cộng hưởng cho các chiến dịch quảng cáo.
Cách trở thành KOL chuyên nghiệp
Nếu bạn muốn trở thành một KOL chuyên nghiệp, được nhiều người săn đón, hãy tham khảo một số gợi ý sau:
1. Xác định thế mạnh của mình
Để trở thành KOL, bạn cần hiểu rõ điểm mạnh của bản thân là gì. Đồng thời, phải có kiến thức chuyên môn và thực sự hiểu những điều mình đang làm thì mới phát huy được những thế mạnh sẵn có.
Ví dụ bạn được trời ban cho kỹ năng viết lách mà lại đam mê du lịch, khám phá các quán ăn ngon thì bạn có thể viết các bài review, chia sẻ kinh nghiệm của mình liên quan đến du lịch, hay giới thiệu các quán ăn ngon. Từ đó, xây dựng nên thương hiệu cá nhân từ chính những chia sẻ của mình để ngày càng tiếp cận được nhiều độc giả hơn.
2. Xác định khán giả mục tiêu
Hiểu bản thân thôi chưa đủ, bạn còn cần hiểu được nhu cầu, mong muốn của khán giả. Khán giả của bạn có thể là những ai, làm nghề gì, bao nhiêu tuổi. Nếu thấu hiểu được hành vi người dùng nữa thì bạn sẽ rất dễ thành công trong việc định hướng, duy trì được sức ảnh hưởng lâu dài.
3. Có chuyên môn, kỹ năng
Nếu muốn làm một KOL bạn bắt buộc phải có chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc một lĩnh vực hay ngành nghề nào đó. Vì người dùng có quyết định mua hàng hay không dựa phần lớn vào sự tin cậy của mình đối với KOL đang theo dõi.
Ai cũng có thể trở thành một KOL nếu đáp ứng được điều kiện là được nhiều người quan tâm, theo dõi trên các trang mạng xã hội. Thể hiện cụ thể qua lượng follow trên Facebook, Instagram và lượt subscribe trên kênh Youtube và các mạng xã hội khác.
Nhưng để vai trò, tiếng tăm của mình ảnh hưởng lâu dài, bạn cần có chuyên môn thực sự và có các kỹ năng cần thiết như: Thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện,…
4. Sẵn sàng đầu tư
Muốn thành công thì bắt buộc bạn phải đầu tư một cách nghiêm túc. Đầu tư ở đây có thể là tiền bạc, công nghệ, trí não, thời gian, công sức, kiến thức, chuyên môn để chinh phục đam mê của chính mình. Đồng thời duy trì sức hút trong lòng khán giả.
Vì nếu chỉ dùng những thứ sẵn có, không chịu đầu tư thì sớm muốn công nghệ bạn dùng cũng lỗi thời, kiến thức chuyên môn rồi cũng hết và ý tưởng thì cũng cạn kiệt.
5. Liên tục mở rộng mối quan hệ (Networking)
Liên tục mở rộng mối quan hệ sẽ giúp KOL được nhiều người biết đến, tin tưởng và ủng hộ hơn. Đây cũng là cách để bạn dễ dàng tiếp cận với các agency và mở ra những cơ hội hợp tác trong tương lai.
KOL và Influencer có gì khác nhau?
KOL (viết tắt của Key Opinion Leader) cũng là một người có chuyên môn và tầm ảnh hưởng trong một chủ đề nhất định. Rất nhiều người trong chúng ta, kể cả giới trẻ cũng bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm KOL và Influencer. Tuy nhiên, có 4 điểm khác biệt chính giữa một KOL và một influencer như sau:
1. Khác biệt về độ phủ sóng
Trong khi influencer là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội thì nhiều KOLs lại coi mạng xã hội là một sự lãng phí thời gian. Những KOLs này dù rất nổi tiếng ngoài đời thực nhưng lại chẳng có mấy người theo dõi trên mạng xã hội, thậm chí có người còn không có bất kỳ tài khoản trên nền tảng nào.
Như vậy độ nổi tiếng của một KOL có thể bị giới hạn ở một khu vực cụ thể như là trong một tỉnh/thành phố hoặc một quốc gia. Ngược lại thì internet kết nối người dùng trên khắp thế giới nên một influencer có thể được biết đến ở nhiều quốc gia.
2. Khác biệt về số lượng followers
Chỉ cần bạn có 5,000 lượt followers trở lên thì bạn đã được coi là một influencer rồi. Tuy nhiên để trở thành một KOLs thì bạn phải đạt tới con số tối thiểu là 500k followers.
3. Khác biệt về khả năng tương tác
Như đã nói ở điểm khác biệt đầu tiên, influencers nổi tiếng nhờ vào các bài đăng trên mạng xã hội nên họ có tỷ lệ tương tác tốt hơn. Ngược lại, có nhiều KOL bận rộn đến mức không có thời gian đăng bài nên tỷ lệ tương tác là rất kém.
4. Khác biệt về quỹ thời gian
Ví dụ đối với KOLs là một bác sĩ hoặc giảng viên đại học thì thời gian của họ sẽ tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu và thực hành chuyên môn. Họ có thể dành một chút thời gian trên mạng xã hội, nhưng đó là thời gian rảnh rỗi chứ không phải dành cả ngày để tăng lượng người theo dõi, post video trên YouTube hoặc đăng bài trên instagram.
Còn đối với influencer thì khác, những hoạt động kể trên đều là công việc freelance của họ. Họ sẽ dành hầu hết quỹ thời gian trong ngày để tương tác với người xem và chỉn chu nội dung của mình.
Loan hy vọng những chia sẻ về KOL là gì, cách để trở thành KOL chuyên nghiệp trên đây đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn trở thành KOL thì ngay hôm nay hãy lên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện ngay nhé!