Câu hỏi:
Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho?
A. Biển Đông ít bị thiên tai, khí hậu khá ổn định.
B. Nhiệt độ cao và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
C. Hải lưu có tính khép kín và chảy theo hướng gió mùa.
D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn.
Đáp án đúng C.
Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho hải lưu có tính khép kín và chảy theo hướng gió mùa, ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…).
Giải thích lý do chọn đáp án C:
Biển Đông là vùng biển rộng có diện tích: 3,447 triệu km2, là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bao bọc bỏi các vùng cung đảo.
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.
Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
1/ Khí hậu
– Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
– Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
2/ Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
– Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ…
3/ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
– Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan và trữ lượng muối biển lớn.
– Tài nguyên hải sản: các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng…
4/ Thiên tai
– Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển.
– Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.