Truyền thông đang là một ngành “hot” và phát triển mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết truyền thông là gì? Vai trò của nghề truyền thông và cơ hội việc làm của nghề này ra sao? Hãy cùng TPL tìm hiểu thêm thông tin hữu ích trong bài viết sau nhé!
Truyền thông là gì?
Truyền thông là khái niệm bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu đơn giản nhất thì truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Đây chính là một kiểu tương tác xã hội, trong đó, ít nhất có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ những quy tắc và các tín hiệu chung.
Người gửi và người nhận có sự sự trao đổi các thông tin liên kết. Phát triển truyền thông chính là phát triển các quá trình sáng tạo khả năng sao cho người nghe có thể hiểu được thông điệp của người nói, nắm bắt nhanh chóng ý nghĩa âm thanh, biểu tượng hay các cú pháp ngôn ngữ nhất định.
Truyền thông được chia ra làm 3 phần chính là là hình thức, nội dung và mục tiêu. Nội dung truyền thông là những hành động thể hiện kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như bài phát biểu, bản tin, truyền hình,…Mục tiêu của truyền thông có thể là cá nhân, tổ chức hoặc chính những người gửi đi thông tin đó.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu đơn giản đây chính là những công việc liên quan đến truyền thông tin tức. Không chỉ dừng ở làm báo hay quảng cáo, nghề truyền thông có phạm vi vô rất rộng lớn, góp mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực như:
- Ngành truyền thông báo chí: Đây là ngành có lịch sử lâu đời, hoạt động chủ yếu thông qua việc sử dụng chữ viết, hình ảnh trên báo để truyền tải thông tin đến độc giả. Thường mỗi tờ báo sẽ hướng đến đối tượng người đọc nào đó, nội dung có tính thực tế, chính xác khá cao.
- Ngành truyền thông thực hành: Có thể nhiều người thấy lạ khi nghe đến ngành này. Nhưng hiểu đơn giản đây chính là quan hệ công chúng hay PR. Mục đích chính là truyền thông và tạo lập các mối quan hệ với công chúng. Mọi kế hoạch PR đều phải được lên kế hoạch trước một cách tỉ mỉ để đạt được những mục tiêu nhất định nào đó. PR có tính định hướng cao, không đơn thuần như báo chí chỉ đơn giản là đưa tin.
- Nghiên cứu ngành truyền thông: Đây là công việc xuất hiện hầu hết trong các ngành nghề hiện nay. Không cần trực tiếp làm truyền thông mà thu thập những thông tin về đối tượng khách hàng liên quan đến sở thích, thói quen và nhu cầu của họ trong đời sống hàng ngày.
Vai trò của truyền thông là gì trong chiến dịch phát triển thương hiệu?
Truyền thông có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội và tác động được lên mọi đối tượng, mọi lĩnh vực của đời sống. Truyền thông có tính định hướng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, mang sứ mệnh “giữ hồn” cho các thương hiệu bởi vì:
Trong hầu hết các sự kiện quan trọng của công ty hay các hoạt động của đời sống, vai trò của nhân viên truyền thông đều rất quan trọng. Đôi khi đây chỉ là một thành viên nhỏ trong dàn nhạc nhưng không thể thiếu được, và đôi khi lại có thể là nhạc trưởng tài năng chỉ huy cả dàn nhạc. Dù ở bất kỳ vị trí nào, nhân viên truyền thông cũng đều gánh trên vai trọng trách tạo ra một hình ảnh đẹp nhất cho công ty, phát triển thương hiệu cùng những cam kết hợp tác lâu dài với các đối tác.
Đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp nhất định đến với khách hàng và các nhóm công chúng của họ. Những thông điệp này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ để tiếp cận được với các đối khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Phạm vi hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp là rất rộng lớn, tập trung chủ yếu tại các mảng như tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng doanh nghiệp, thiết lập quan hệ với giới truyền thông – báo chí…để hỗ trợ cho công tác quảng bá, giới thiệu thương hiệu. Các nhân viên truyền thông sẽ có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư, tài trợ, công tác đối ngoại với đối tác giúp mang lại lợi ích nhất định nào đó cho doanh nghiệp.
Để nhanh chóng quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới công chúng và thu hút sự quan tâm của họ, người làm truyền thông sẽ phải tổ chức các sự kiện là họp báo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, các cuộc thi, sân chơi giải trí.
Để giúp hoạt động truyền thông hiệu quả hơn nữa, họ cũng cần giữ được mối quan hệ tốt với các đơn vị liên quan như báo chí, chính quyền cơ sở. Điều này cũng giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, giải quyết được các vấn đề, nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Có thể thấy truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy, phát triển thương hiệu. Nói không ngoa khi đây là nhân tố “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu đến với đông đảo công chúng hơn và nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Những phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương tiện truyền thông phổ biến mà chắc chắn đã rất quen thuộc với các bạn như:
- Phương tiện truyền thông giúp người làm digital marketing tiếp cận khách hàng: Truyền hình, radio, báo trí, trang web, bán hàng online…..
- Internet hiện đang nắm vị trí đứng đầu ở phương tiện truyền thông với các mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Twitter…Có đến 45,6% người được khảo sát cho biết họ sử dụng Internet là phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
- Một số phương tiện truyền thông tuyệt vời khác là sóng truyền hình, báo chí, sách, băng đĩa, quảng cáo…
Mô tả công việc của truyền thông
Một người làm truyền thông sẽ cần đưa ra được kế hoạch, chiến lược cụ thể để quảng bá cho thương hiệu. Biết cách tư vấn làm sao để các thông điệp này hướng đến được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Họ cần kết nối được đội ngũ sáng tạo trong công ty với công chúng. Hỗ trợ, giải quyết trực tiếp mọi vấn đề liên quan đến tạo ra các sản phẩm truyền thông. Bên cạnh đó, điều phối các hoạt động xây dựng sản phẩm.
Trực tiếp tham gia làm các hoạt động thương lượng và đàm phán với các đối tác để tìm ra được tiếng nói chung hiệu quả nhất.
Ngoài ra họ còn cần làm được một số công việc quan trọng khác như:
- Viết và biên tập được các văn bản, tài liệu về thông cáo báo chí, bản tin nội bộ.
- Lên được kế hoạch tổ chức các sự kiện cho doanh nghiệp.
- Phối hợp, tư vấn làm sao để các bộ phận khác tạo dựng và phát triển được các mối quan hệ với các nhóm đối tượng như: nhân viên, đối tác, khách hàng,…
- Thu thập, nghiên cứu và phân tích được các thông tin để đưa ra các ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hình ảnh thương hiệu.
- Dự báo và đưa ra được những giải pháp ngăn ngừa trước các khủng hoảng có thể xảy ra với công ty.
Kỹ năng cần có của một người làm truyền thông là gì?
Để trở thành một người làm truyền thông thành công cần có được những kỹ năng sau:
Giao tiếp tốt
Người làm truyền thông phải biết giao tiếp, ứng xử sao cho thật khéo léo, nhanh nhạy. Đây chắc chắn là kỹ năng quan trọng và vô cùng cần thiết đối với nghề này. Đặc thù của công việc sẽ khiến người làm truyền thông luôn phải đối mặt nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra, gặp gỡ và làm việc với rất nhiều các đối tượng khách hàng.
Do đó, họ cần tỉnh táo, ứng xử và xử lý một cách nhạy bén. Cần biết cách thuyết phục các đối tác, khách hàng, PR cho thương hiệu, tạo niềm tin đối với công chúng để mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng ngoại ngữ tốt
Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh quan trọng đối với tất cả các nghề, trong đó có truyền thông. Người làm truyền thông có trách nhiệm đưa được hình ảnh doanh nghiệp đến với không chỉ công chúng trong nước mà còn vươn ra ngoài thế giới. Do đó, họ phải thường xuyên đi công tác, làm việc trực tiếp với các đối tác là các cơ quan nước ngoài là điều tất yếu. Có ngoại ngữ sẽ luôn là lợi thế giúp các nhân viên truyền thông dễ dàng trao đổi, thỏa thuận và đi đến ký kết những hợp đồng có giá trị cao cho doanh nghiệp.
Linh hoạt và nhạy bén với sự thay đổi của thị trường
Thị trường luôn có sự biến động và ở mỗi giai đoạn sẽ có một xu hướng phát triển riêng. Đã là một người làm trong lĩnh vực truyền thông cần biết ứng biến linh hoạt trước những thay đổi, nắm bắt nhanh nhu cầu của thị trường để đưa ra những chiến lược đúng đắn.
Hy vọng qua nội dung trên đây, bạn đã bổ sung được nhiều kiến thức hữu ích về truyền thông là gì? Công việc cụ thể và những tố chất cần phải có của một nhân viên làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Nếu đã đam mê và đang làm trong lĩnh vực này, hãy không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để góp phần mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp bạn đầu quân nhé!
→ Có thể bạn quan tâm: Ấn phẩm truyền thông là gì, có mấy loại?